Cẩm nang du lịch Bình Liêu

Bình Liêu là một huyện miền núi ở cực bắc của tỉnh Quảng Ninh. Cách thành phố Hà Nội 270km và cách thành phố Hạ Long 108km, cách thị trấn Tiên Yên 28 km; phía Bắc có 43,168 km đường biên giới với Trung Quốc, có Cửa khẩu Hoành Mô, xã Hoành Mô thông thương với Trung Quốc. Gần đây Bình Liêu đã trở thành điểm check in lý tưởng của giới trẻ và những người thích khám phá thiên thiên nhiên, văn hóa và ẩm thực.
Bình Liêu còn được mệnh danh là "thiên đường cột mốc". Nơi đây có khoảng 60 cột mốc chạy dọc đường biên giới dài 48 km giữa Việt Nam và Trung Quốc.



***THỜI GIAN NÀO ĐI DU LỊCH BÌNH LIÊU LÀ ĐẸP NHẤT?

Mỗi mùa Bình Liêu có nét đặc sắc riêng. Đến với Bình Liêu vào bất kể tháng nào trong năm bạn cũng sẽ có những khám phá độc đáo riêng. Cùng VnTime Travel khám phá Bình Liêu qua từng tháng nhé:
- Mùa Xuân: Mùa của các lễ hội độc đáo ở Bình Liêu. Là thời gian lý tưởng cho các bạn yêu thích sự nhộn nhịp, thích khám phá nét văn hóa của người dân bản địa.
- Từ ngày 16 – 18 tháng giêng: Là lễ hội Đình Lục Nà. Là lễ hội hấp dẫn và sôi động nhất Bình Liêu.
- Ngày 13 tháng 3 âm lịch: là lễ hội hát Soóng Cọ giao duyên
- Ngày 4 tháng 4 âm lịch: Là ngày “kiêng gió”
- Tháng 10 âm lịch hàng năm là ngày lễ hội mừng cơm mới. Thời gian này người dân địa phương rộn ràng chuẩn bị làm xôi nếp lá gừng để mừng một năm bội thu. Đây là thời gian trong năm để các gia đình quây quần, sum họp.
Nếu như bạn muốn có những bức ảnh đẹp, sinh động và đắm chìm vào với khung cảnh xinh đẹp cỏ cây hoa lá. Bạn có thể chọn thời điểm là mùa hè.

Tháng 3 – 4 : Là mùa hoa trẩu: Thời gian này là mùa của hoa Trẩu nở rộ. Du khách sẽ được chìm đắm trong không gian trắng muốt, tuyệt đẹp của hoa Trẩu. Cây Trẩu có một ý nghĩa rất lớn với người dân ở Bình Liêu. Họ trồng cây trẩu không chỉ để nở hoa tô điểm cho đời mà chủ yếu là để láy hạt, vỏ cây để làm thuốc và lấy gỗ. Vào thời giang tháng 3 – 4, hoa trẩu nở trắng khắp bản làng. Du khách có thể tìm đến xã Lục Hồn, Đồng Tâm hay đi về phía Tây là những nơi có những con đường Hoa Trẩu đẹp nhất.
Tháng 7 và cuối tháng 10: Mùa lúa chín. Ở Binhfg Liêu không có những thửa ruộng bậc thang ngút ngàn như các tỉnh phía Bắc. Nhưng mùa ở ở Bình Liêu rất đặc biệt, nó mang một màu sắc tươi mới. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài dưới những thung lũng xen lẫn những sườn đồi quanh co. Bản Khe O, Ngàn Pạt hay Cao Thắng là những nơi ngắm những thảm vàng đẹp nhất.

Tháng 10 và 11: Mùa của cỏ lau. Thời gian này Bình Liêu được bao phủ bởi sắc trắng của hoa lau. Du khách sẽ được đắm mình trong cánh đồng lau ngut ngàn, thỏa sức chụp những bức ảnh tuyệt đẹp. Cột mốc 1305 nằm ở trên đỉnh núi cao nhất Bình Liêu, nơi đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh cỏ lau đẹp như tranh. Thảm cỏ lau trải dài, phủ kín hai bên sống lưng khủng long. Từ cột mốc 1.300 – 1.302 – 1.305 là nơi thu hút du khách đến khám phá, check in, chụp ảnh.
Tháng 12: Mùa hoa nợ rộ. Thời gian tháng 12 là thời khắc những cơn gió đông tràn về. Cũng là thời gian những bông hoa rừng bắt đầu nở rộ, khoe sắc. Thời gian này là mùa của hoa Sở. Hoa Sở khá giống với hoa chè, nhưng to hơn, cánh trắng và nhụy vàng. Người dân ở đây trồng Hoa Sở không những để phòng hộ rừng mà còn lấy hạt để ép làm dầu ăn. Là một nguồn thu nhập của người dân Bình Liêu.


*** NHỮNG ĐIỂM THAM QUAN NỔI BẬT Ở BÌNH LIÊU

1. Cao Xiêm có độ cao 1.429m so với mực nước biển và được ví như “Vạn Lý Trường Thành” thu nhỏ. Từ thị trấn Bình Liêu, bạn đi đến bản Ngàn Mèo. Từ đây, bạn sẽ đi bộ lên núi. Lên đến độ cao 1.000 m và hoang sơ, nơi bạn sẽ cảm thấy sự thay đổi về khí hậu, có sương mờ, nhiệt độ thấp hơn. Trên đỉnh núi bạn sẽ thấy những bức tường đá nằm dọc theo dãy núi. Theo truyền thuyết nơi đây gắn liền với sự tích cặp đôi yêu nhau nhưng bị gia đình cản trở.
Để chinh phục đỉnh Cao Xiêm đòi hỏi du khách phải kiên trì và có sức khỏe tốt. Du khách sẽ phải trinh phục đoạn đường khoảng 7km chủ yếu là đường mòn rất nguy hiểm. Cao Xiêm là điểm đến của nhiều phượt thủ chọn chinh phục khi đến Bình Liêu.

2. Bản làng cổ Bình Liêu dung dị và bình yên ẩn mình giữa núi rừng. Ở đây có những mái nhà cũ rêu phong tựa như những ngôi nhà ở Hội An và được ví là Phố Cổ Hội An của người dân tộc Tày. Đến đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng những nét tinh hoa, đời sống văn hóa độc đáo của người dân tộc Tày ở đây.


3. Chinh phục Dãy Bình Liêu
Dãy Bình Liêu nằm ở thị trấn Bình Liêu có kiến trúc địa hình đặc sắc. Dãy Bình Liêu là một con đường mòn nhỏ, hẹp, chạy dài theo đỉnh núi Bình Liêu nối liền các điểm mốc với nhau tạo thành một sống lưng khúc khuỷu, vô cùng nguy hiểm. Nên các phượt thủ gọi Dãy Bình Liêu là Sống Lưng Khủng Long.
Từ cột mốc cao nhất 1305 của Sống Lưng Khủng Long, du khách có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn khung cảnh rừng núi hoang sơ, ngắm toàn cảnh cánh đồng lau nở trắng xóa ở hai bên sườn đuồi, những cung đường uốn lượn ẩn hiện trong mây.
Ngày nay Dãy Bình Liêu là điểm tham quan nổi tiếng thu hút du khách đặc biệt là các phượt thủ và các du khách yêu thích thiên nhiên và khám phá.


4. Cầu treo Nà Làng
Cầu treo Nà Làng nằm ở QL18, nối liền thị trấn Bình Liêu với bản Nà Làng. Cây cầu treo mang tên Nà Làng là điểm check in rất đẹp và độc đáo thu hút du khách. Hiện nay cây cầu đã xuống cấp nên du khách chỉ có thể đi bộ tham quan cầu.


5. Chợ tình Đồng Văn 
Chợ Tình Đồng Văn là nét đẹp văn hóa của Bình Liêu nằm ở thung lũng Đồng Văn, thuộc núi Cao Ba Lanh, xã Đồng Văn. Phiên chợ tình ở đây một năm chỉ diễn ra một lần vào ngày mùng 4 tháng 4 âm lịch. Ngày này được gọi là ngày “kiêng gió”.

Đối với người dân nơi đây, ngày kiêng gió rất đặc biệt. Vào ngày này không có bất kể ai được ở trong nhà vì nếu có người ở trong nhà thần gió sẽ không vào được. Vì thế người dân ở đây dừng việc đồng áng và rời khỏi nhà từ sáng sớm và trở về nhà vào tối mịt. Họ tin rằng, thần gió có thể bay vào nhà và mang đi những điều không may để cho họ có một năm thuận lợi, ấm no và bình yên.


6. Thác Vằn
Nằm cách thị trấn Bình Liêu khoảng 12km về hướng Đông Nam. Đây là con thác đẹp mê hồn được ví như dải lụa trắng với 3 tầng thác nước nằm ẩn mình giữa núi rừng. Thác có chiều dài khoảng 100m, chia làm 3 tầng nước rõ rệt. Mỗi tầng có một vẻ đẹp riêng. Ở đây không khí vô cùng trong lành, thoáng mát. Đến thác Vằn, du khách có thể đắm mình trong làn nước trong vắt, mát lạnh, khung cảnh nên thơ với tiếng chim hót ríu rít và tiếng suối chảy róc rách.
Gần thác Vằn, du khách có thể khám phá thác Khe O, thác Sông Moóc hay thác Khe Tiền.


7. Bản Sông Moóc
Sông Moóc nằm giữa lưng chừng núi của xã Đồng Văn, là nơi sinh sống của dân tộc Dzao. Ngày nay bản Sông Moóc vẫn còn giữ được những nét văn hóa độc đáo từ lâu đời. Bản mộc mạc, dung dị mang vẻ đẹp yên bình giữa núi đồi, bao quanh bởi những thửa ruộng bậc thang xanh mướt, xa xa là khu rừng quế, hồi thơm ngát. Chính những điều mộc mạc này đã thu hút du khách.


8. Những cột mốc Check in tại Bình Liêu.
Bình Liêu có tổng cộng 68 cột Mốc nằm trải dài trên 43km đường biên giới. Cột Mốc thiêng liêng và đẹp nhất phải kể đển 4 cột mốc: 1300, 1302, 1305, 1327. Mỗi cột mốc đều có một ý nghĩa riêng.
- Cột mốc 1300, 1302 : Du khách đi về phái Hoành Mô, nằm trên QL 18C khoảng 4km thì rẽ phải vào Bản Ngàn Chuồng. Sau đó đến cột mốc 61 thì rẽ trái và đi khoảng 8km là tới nơi.
- Cột mốc 1305 là một trong 2 cột mốc có vị trí cao nhất mà không phải ai cũng có thể chạm vào. Cột Mốc nằm trên “sóng lưng khủng long” đây là cột mốc có vị trí đẹp nhất. Để đến được với cột mốc 1305, từ bản Ngàn Chuồng du khách đi theo hướng mốc 68 về phía Hoành Mô khoảng 6km, bạn sẽ thấy biển chỉ đường cột mốc 1305. Du khách sẽ đi khoảng 2 tiếng để đến được cột mốc 1305.
- Cột Mốc 1327: Bạn hỏi đường tới trạm biên phòng Hoành Mô, hỏi đường ra 1327 là họ sẽ chỉ. Từ đây, chạy thẳng tầm 20km về hướng chợ Đồng Văn, huyện Bình Liêu là tới. Trên đoạn đường ngang qua, bạn sẽ bắt gặp những rất nhiều những cột mốc nhỏ khác rất thú vị.

9. Đình Lục Nà – địa điểm du lịch Bình Liêu đầy tâm linh
Là ngôi đình duy nhất ở huyện Bình Liêu. Đây là ngôi đình được xây dựng từ thời Hậu Lê. Đình thờ ông Hoàng Cầu, là vị thủ lĩnh có công dẫn dắt quân đội ta đánh bại giặc xâm lược phương Bắc. Vào ngày 16 tháng 1 Âm Lịch là ngày lễ hội đình Lục Nà.

10. Núi Cao Ba Lãnh
Núi Cao Ba Lãnh là một trong những ngọn núi đẹp và nổi tiếng gắn liền với sự tích ở Bình Liêu. Trên đỉnh núi có hai hồ nước tự nhiên: Một hồ nhỏ và một hồ to có diện tích khoảng 1ha. Đặc biệt ở đây có bãi đá thần nằm trên triền núi trong lòng hồ nước, xen lẫn những rừng cây.. Theo lời kể của người dân địa phương. Khi ta gõ vào những tảng đá, sẽ tạo nên một âm thanh cộng hưởng, huyền bí.


11. Núi Kéo Lạn
Núi Kéo Lạn nằm ở địa phận thôn Phật Chỉ, xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu. Từ chợ Đồng Văn, bạn đi theo cung đường 1327, đến khu bảo tồn dược liệu bạn đi khoảng 1km nữa là tới. Sau khi gửi xe bạn leo núi khoảng 30 – 40 phút là tới.
Núi có độ cao 1.200m so với mực nước biển. Núi Kéo Lạn nổi tiếng bởi bãi đá màu đen đủ hình thù và kích cỡ. Tất cả tạo nên một thiên đường đá đen huyền bí. Trên đường đi bạn sẽ bắt gặp những bông hoa sim tím khoe sắc tô điểm cho không gian tĩnh lặng của núi rừng Bình Liêu. Bạn cũng có thể bắt gặp và thưởng thức những trái thanh mai chín mọng khi vào mùa


CÁC MÓN ĐẶC SẢN BÌNH LIÊU

1. Phở Xào Bình Liêu từ lâu đã là nét văn hóa ẩm thực độc đáo ở đây. Bạn có thể thưởng thức món phở xào ở bất cứ nơi đâu nhưng phở xào ở xã Đồng Văn, một huyện giáp biên của huyện Bình Liêu rất khác biệt. Nguyên liệu làm phở tươi, thịt và gia vị.
Bánh phở được làm hoàn toàn thủ công bởi những bàn tay khéo léo của người dân nơi đây. Gạo để làm bánh phở được trồng trên nương rẫy ở Bình Liêu nên rất thơm và dẻo. Gạo được ngâm với nước cho mềm rồi cho vào cối xay thành tinh bột lỏng, mang tráng và hấp chín trên bếp củi. Phở sau khi tráng xong là những miếng phở to, mỏng, được gập miếng to và thái thành các sợi nhỏ. Sợi phở rất mềm, dẻo. Phi hành tỏi cùng thịt lợn thơm sau đó cho bánh phở, xì dầu và rau thái nhỏ cùng các gia vị. Đĩa phở lên mâm với sợi phở ngấm xì dầu vàng óng, thịt lợn săn bắt mắt, hương thơm của gạo. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được sợi phở mềm, ngọt, vị rau thanh mát đặc trưng của Bình Liêu.

2. Gà đen Bình Liêu
Gà đen Bình Liêu có nguồn gốc từ giống gà của người H’mông. Đây là giống gà có nguồn gốc từ vùng núi phía Bắc. Gà ở đây được người dân tận thả buôi bán tự nhiên quanh vườn đồi, ngương ngô để chúng tự tìm kiếm thức ăn. Gà đen có thể chế biến thành nhiều món như gà luộc, gà hấp, gà quay, gà kho nhưng món ngon nhất phải nhắc tới là gà nướng mật ong rừng. Chọn con gà từ hơn 1kg đến 2kg. Gà được làm sạch sẽ, được tẩm ướp với mật ong rừng và các gia vị đặc trưng của người dân tộc cho ngấm đều. Rồi nướng trên bếp củi.
Gà đen ngoài việc sử dụng như một loại thực phẩm, cũng có thể sử dụng thịt gà đen như vị thuốc, dùng để nấu cao để bồi bổ sức khỏe.

3. Miến Dong Bình Liêu
Miến dong là món ăn khá thân thuộc với người Việt Nam. Mỗi vùng miền miếng dong mang một đặc trưng khác nhau. Nếu miến dong ở làng Cự Đà có màu vàng óng ả thì miến dong ở Bình Liêu có màu xanh lục, giòn dai nếu bạn có lâu hơn một chút không bị nát.