Cẩm Nang Du Lịch Hoàng Su Phì

Hoàng Su Phì nằm ở phía Bắc giáp với Trung Quốc. Là một huyện biên giới miền nằm ở địa đầu Hà Giang. Hoàng Su Phì không những nổi tiếng bởi những thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ, nhất là vào mùa lúa chín, mà còn bởi sở hữu nhiều di tích, si sản văn hóa được xếp hạng quốc gia. Cảnh quang của Hoàng Su Phì rất nên thơ khi những thửa ruộng bậc thang vào mùa thu hoạch. Ngày nay, Hoàng Su Phi được xem là một trong những điểm du lịch mũi nhọn của tuyến du lịch Hà Giang – Cao Bang – Sapa.


*** THỜI GIAN NÀO ĐI DU LỊCH HOÀNG SU PHÌ LÀ ĐẸP NHẤT?

Hoàng Su Phi là một huyện vùng cao và được thiên nhiên ưu đãi với cảnh quan trù phú. Những cánh rừng nguyên sinh rộng lớn, quanh năm xanh ngát bởi khí hậu nơi đây rất đặc trưng.
Đến với Hoàng Su Phì vào mùa xuân, các bạn sẽ được trải nghiệm và khám phá các lễ hội độc đáo. Chiêm ngưỡng và chụp ảnh các vườn Lê, Đào và Đồi Chè.
Đến Hoàng Su Phì vào khoảng thời gian từ trung tuần tháng 4 đến tháng 6 là mùa cấy lúa. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng quang cảnh ruộng bậc thang trong mùa nước đổ.
Mùa lúa chín ở Hoàng Su Phì nói riêng và các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung bắt đầu vào khoảng trung tuần tháng 9 đến tháng 10. Thời điểm này lúa ngả sang màu vàng và vụ thu hoạch sẽ và tháng 10. Đến Hoàng Su Phì vào thời điểm này, bạn sẽ tha hồ chiêm ngưỡng và chụp ảnh những ruộng bậc thang mùa vàng trải dài ngút ngàn trên các sườn núi.
Tháng 11 và 12 Hoàng Su Phì chìm trong cái lạnh của mùa đông. Nếu bạn không ngại cái lạnh, bạn có thể đến Hoàng Su Phi để khám phá đỉnh Tây Công Lĩnh và Chiêu Lầu Thi để săn mây, săn tuyết.


*** PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN ĐẾN HOÀNG SU PHÌ?


Nếu bạn khởi hành từ Hà Nội đi Hoàng Su Phì. Bạn có thể di chuyển bằng xe oto riêng, hoặc xe bus hoặc xe máy.
Nếu bạn sử dụng phương tiện riêng thì đơn giản. Bạn khởi hành từ Hà Nội lên đến thành phố Hà Giang, và từ thành phố Hà Giang bạn đi di chuyển ngược lại QL2, đi đến Tân Quang thì rẽ vào đường DT177 để đi Hoàng Su Phì.
Nếu bạn sử dụng xe bus. Không có xe bus khởi hành từ Hà nội tới Hoàng Su Phì. Bạn có thể đi xe bus từ Hà Nội lên đến thành phố Hà Giang, rồi bạn đi xe khách địa phương từ thành phố Hà Giang đến Hoàng Su Phì. Từ Hà Nội lên đến Hà Giang, bạn nói lái xe cho bạn xuống ở ngã ba Bắc Quang. Từ đây bạn sẽ đi xe khách tới thị trấn Vinh Quang (khoảng 58km). Khi bạn đặt xe bus từ Hà Nội, bạn có thể nhờ nhà xe hướng dẫn cho liên hệ với xe khách địa phương.
Nếu bạn muốn thuê xe máy tự lái từ Hà Giang đi Hoàng Su Phì. Khi bạn đến Hà Giang, bạn dễ dàng thuê xe máy để đến Hoàng Su Phì. Bạn có thể đi theo đường DT177 hoặc bạn đi lên cửa khẩu Thanh Thủy, rồi vượt Tây Công Lĩnh để sang Hoàng Su Phì.



*** NHỮNG ĐIỂM THAM QUAN NỔI BẬT Ở HOÀNG SU PHÌ

Hoàng Su Phì nổi tiếng bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, không khí trong lành và đặc biệt
khung cảnh của những cánh đồng lúa bậc thang chín vàng. Nếu bạn muốn khám phá trọn vẹn Hoàng Su Phì hãy chọn thời điểm mùa lúa chín. Thời gian tốt nhất từ tháng 9 đến tháng 10 hàng năm. Đầu tháng 9 lúa sẽ ngả sang màu vàng và nợ rộ vào vụ thu hoạch vào tháng 10. Hãy cùng với VnTime Travel khám phá những cảnh quan nổi bật nhất của Hoàng Su Phì nhé:


1) Ruộng bậc thang Hồ Thầu
Nằm ở xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Hồ Thầu là xã nhỏ của người dân tộc Dao đỏ, nằm cách ngã 3 xã Nậm Dịch khoảng 16km. Người dân ở đây khi làm ruộng, cứ mỗi khoảng ruộng chừa ra một khoảng rừng nhỏ vây quanh để giữ đất khỏi sạt lở. Vì thế từ trên cao nhìn xuống bạn sẽ thấy những thửa ruộng đan xen cây xanh, tạo nên một không gian yên bình.


2) Ruộng bậc thang Thông Nguyên
Nằm ở xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Ruộng bậc thang Thông Nguyên được nhận xét là nơi Quần Sơn – Tụ Thủy. Đây là địa điểm ngắm ruộng bậc thang đẹp nhất ở Hoàng Su Phì. Đoạn đường đẹp nhất để chụp ảnh là khoảng km thứ 24 đường từ Bắc Quang đi Hoàng Su Phì.


3) Ruộng bậc thang Bản Phùng
Nằm ở bản Phùng, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Ruộng bậc thang Bản Phùng nằm cheo leo trên những sườn núi dốc đứng, là nơi có những thửa ruộng bậc thang cao nhất Việt Nam. Đến Bản Phùng vào mùa lúa chín, bạn sẽ gặp được mây khói lan tỏa.


4) Ruộng bậc thang Nậm Ty
Nằm ở xã Nậm Ty, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Ruộng bậc thang Nậm Tý của người Dao đỏ, nằm trên km thứ 24 đường Bắc Quang đi Hoàng Su Phì. Đây là một trong các địa điểm được công nhận Di tích Quốc Gia ruộng bậc thang của Hoàng Su Phì.


5) Ruộng bậc thang Bản Luốc – Sán Sả Hồ
Nằm ở bản Luốc, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Ruộng bậc thang ở đây của người Dao áo dài và người Nùng. Xã Bản Luốc và Sản Hồ có địa hình là núi đất và độ dốc vừa phải nên nhiều ruộng bậc thang.


6) Hoàng Su Phì mùa nước đổ
Hoàng Su Phì không những nổi tiếng bởi mùa lúa chín vàng, Hoàng Su Phì còn nổi tiếng với mùa nước đổ thơ mộng. Mùa nước đổ hay còn gọi là mùa cấy lúa từ cuối tháng 4 đến tháng 6. Đến Hoàng Su Phì mùa nước đổ bạn sẽ được chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang phủ một màu xanh non của lúa xen lẫn ánh nước long lanh của những ruộng bậc thang trải dài miên man.


7) . Chinh phục đỉnh núi Tây Côn Lĩnh và Chiêu Lầu Thi
Hoàng Su Phì không chỉ nổi tiếng bởi các thửa ruộng bậc thang mà còn thu hút khách du lịch bởi những đỉnh núi cao ngút nổi tiếng như:
- Đỉnh Tây Côn Lĩnh nằm ở huyện Vị Xuyên có chiều cao 2.419m được gọi là “nóc nhà Đông Bắc”, là một trong những ngọn núi cao nhất Việt Nam. Đường lên đỉnh núi cheo leo, gập ghềnh và hoang vu. Trên đỉnh núi có một cột mốc và dưới chân núi là cả một khu rừng nhiệt đới bao la. Ngọn núi này được người dân tộc La Chí coi là một ngọn núi linh thiêng. Đây là điểm đến tuyệt vời cho những phượt thủ yêu thích độ cao và săn mây.
- Núi 9 tầng thang: Chiêu Lầu Thi
Nằm ở xã Hồ Thầu, Hoàng Su Phì, Hà Giang. Chiêu Lầu Thi hay còn được gọi là núi chín tần thang, ngon núi có độ cao 2.402 met so với mực nước biển. Xung quanh ngọn núi là một hệ sinh thái đa dạng bao gồm cả một khu rừng nguyên sinh. Nơi đây còn được biết đến bởi khung cảnh trà tuyết.

8) Chợ phiên Hoàng Su Phì
Nằm ở thị trấn Vinh Quang, Hoàng Su Phì, Hà Giang, dưới chân đỉnh Tây Công Lĩnh. Phiên chợ được họp vào sáng chủ nhật hàng tuần. Việc trao đổi mua bán ở đây diễn ra đơn giản, nhanh chóng.Thời gian từ sáng sớm đến giữa trưa. Hàng hóa trao đổi ở phiên chợ là những vật phẩm sinh hoạt hàng ngày như rau quả, vật dụng làm nương rẫy….

9) Lễ hội ruộng bậc thang Hoàng Su Phì
Lễ hội ruộng bậc thang Hoàng Su Phì là sự kiện thường niên tại Hà Giang. Lễ hội kéo dài suốt tháng 9. Dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh hùng vĩ, các ruộng bậc thang Hoàng Su Phì nằm trên địa bàn 6 xã Bản Luốc, Sán Sả Hồ, Bản Phùng, Hồ Thầu, Nậm Ty và Thông Nguyên được đánh giá vào loại đẹp nhất Việt Nam với lịch sử hàng trăm năm khai hoang của người La Chí, Dao, Nùng.
Ngoài việc các nghi lễ truyền thống, lễ hội ruộng bậc thang Hoàng Su Phì 2019 còn có chương trình đặc biệt dành cho những du khách muốn tìm hiểu văn hoá địa phương. Lễ hội sẽ có thêm các hoạt động vui chơi và các cuộc thi tay nghề cho các nghệ nhân trong vùng tham gia.
Đến với lễ hội, du khách sẽ được tham gia các trò chơi dân gian, xem biểu diễn nhảy lửa, chọi dê và các nghi lễ của người Dao Đỏ.


*** CÁC MÓN ĂN ĐẶC SẮC Ở HOÀNG SU PHÌ

Đến với Hoàng Su Phì, nơi vùng biên giới tổ quốc bạn sẽ có cơ hội thưởng thức ẩm thực mang đậm hương vị của vùng Đông Bắc. VnTime Travel giới thiệu với bạn 5 món đặc sản của Hoàng Su Phì mà bạn không nên bỏ qua khi đến Hà Giang cũng như Hoàng Su Phì.
1) Thịt Chuột La Chí:
Thịt chuột là món ăn thường ngày của người La Chí ở Hoàng Su Phì. Là món ăn có mặt trong bất kỳ lễ hội hoặc các ngày lễ Tết của người La Chí. Thịt chuột ở đây giống như là món gà luộc trên mâm cỗ truyền thống của người Kinh.
Vào mùa thua hoặch lúa, chuột nhiều vô kể. Đồng bào La Chí bắt chuột, chế biến và ướp gia vị rồi treo trên gác bếp làm món chuột khô để ăn dần. Thịt chuột khô vùi tro nóng, rồi dùng chày đập xơ qua mang chấm với muối tiêu làm mồi nhậu. Hoặc ngâm nước sôi cho nở ra, sau đó ướp gừng, hành, tỏi xào ăn nóng rất thơm ngon.


2. Cơm Lam:
Đến với Hoàng Su Phì, nhất định bạn không nên bỏ lỡ món cơm lam. Cơm lam vốn là món ăn giản dị nhưng độc đáo của các vùng núi Việt Nam. Món cơm lam luôn mang đậm hương thơm của gạo, nước, lửa và những ống nứa non.


3. Thắng Cố
Thắng cố có nghĩa là canh xương, bao gồm xương, thịt gia súc, lục phủ ngũ tạng chủ yếu là thịt ngựa. Thịt bò hoặc ngựa sau khi giết mổ, người ta lọc hết thăn bắp và các phần nạc ra bán. Còn phần xương được chặt nhỏ, mỡ, thịt vụn, bạc nhạc lọc ra cùng với tiết cắt thành miếng nhỏ cùng tới phổi cho vào nồi ninh. Hãy thử món canh Thắng Cố một lần trong đời, bạn sẽ nhớ mãi đấy.


4. Chè Shan Tuyết
Là các cây chè cổ thụ mọc trên cao. Chè có hương thơm dịu, nước váng sánh màu mật ong. Chè được hái và chế biến theo phương pháp thủ công của người dân tộc Mông, Dzao.


5. Thịt trâu gác bếp
Thịt trâu gác bếp làm món ăn nổi tiếng ở các tỉnh Tây Bắc. Nhưng thịt trâu gác bếp ở đây mang hương vị rất riêng biệt. Thịt trâu gác bếp dùng để nhắm rựu, ăn vặt và chế biến nhiều món khác nữa. Vị cay cay của ớt trộn với vị cay nóng của gừng và thơm thơm của mắc khén tạo nên hương vị đặc trưng của thịt trâu khô.


6. Lạp xưởng hun khói
Lạp xưởng là món ăn đặc sản ở đây. Lạp xưởng ở đây làm từ nguyên liệu tự nhiên của con lợn như lòng non, thịt được ướp các gia vị đậm đà, sau đó treo lên trên gác bếp để bảo quản tự nhiên. Nên lạp xưởng ở đây rất được ưa chuộng.

7. Mận đỏ Hoàng Su Phì
Mận ở Hoàng Su Phi thường chín vào đầu tháng 6 và chín rộ vào trung tuần tháng 6 đến tháng 7. Khi mận chín, quả chuyển từ màu xanh sang sậm đỏ nên thường được gọi là mận máu.

*** Tham khảo danh sách các Tours du lịch Hoàng Su Phì với giá ưu đãi từ VnTime Travel