Cẩm nang du lịch Yên Tử

Núi Yên Tử (chữ Hán là Yên Tử Sơn) hay còn gọi là núi Tượng Đầu. Núi có độ cao 1068m so với mực nước biển. Trên đỉnh núi thường có mây bao phủ nên ngày trước có tên gọi là Bạch Vân Sơn và ngọn Yên Tử được mệnh danh "đất tổ Phật giáo Việt Nam".
Núi nằm giữa 2 tỉnh Bắc Giang (về phía Tây) và Quảng Ninh (về phía Đông). Hiện nay Núi Yên Tử còn lưu giữ một hệ thống di tích văn hóa lịch sử của sự ra đời, hình thành và phát triển của phái Trúc Lâm Yên Tử. Tổng chiều dài đường bộ để lên đỉnh Yên Tử (chùa Đồng) là khoảng 6000m. Nếu đi bộ mất khoảng 6 tiếng, đi qua hàng ngàn bậc đá, đường rừng núi. Ngày nay đã có cáp treo ở Yên Tử, vì thế việc trinh phục đỉnh Yên Tử dễ dàng hơn.


***THỜI GIAN ĐI YÊN TỬ LÀ THÍCH HỢP NHẤT?

Lễ hội Yên Tử được bắt đầu từ ngày mùng 10 tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Thời gian này thu hút rất đông du khách khắp mọi nơi về trẩy hội. Vào những ngày đầu khai hội và trong tháng 1 âm lịch, thường là rất đông. Nếu bạn không hạn chế về thời gian, công việc thì chúng tôi khuyên bạn nên tránh thời gian, đặc biệt là vào mỗi cuối tuần. Bạn có thể đi vào tháng 2 hay 3 khi mà đỡ đông du khách hoặc vào bất kỳ thời gian nào trong năm. Không quá đông đúc bạn có khoảng thời gian thư thái đi vãn cảnh, bạn sẽ cảm nhận được hết vẻ đẹp dung dị, không khí trong lành, yên tĩnh của Yên Tử.

***Phương Tiện Di Chuyển Đến Yên Tử 
Quần thể di tích danh thắng Yên Tử nằm ở xã Thượng Yên Công, Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Cách hà nội 125km. Nếu bạn khởi hành từ Hà Nội hay các tỉnh miền Bắc có thể đi bằng xe máy, xe ô tô riêng hay xe khách. Tất cả đều rất thuận tiện. Các bạn đi đến thành phố Uông Bí rồi rẽ vào đường Yên Tử. Đi tiếp khoảng 9km nữa rẽ trái là đến Yên Tử.

*** Phương tiện đi lại ở Yên Tử
Để lên được đến Chùa Đồng, bạn phải vượt qua đoạn đường là 6000m. Có 2 cách để bạn lên đến đỉnh Yên Tử.
- Đi bộ: Với độ 6km leo núi trinh phục đỉnh Yên Tử sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm khá thú vị nhưng cũng sẽ rất vất vả. Từ bãi đỗ xe, bạn sẽ đi bộ khoảng 300m là đến suối Giải Oan, nơi các cung nữ ngày xưa trẫm mình xuống dòng nước để tỏ lòng trung thành với vua Trần Nhân Tông. Tiếp theo bạn sẽ leo đoạn đường Tùng Cổ hơn 700 năm tuổi để đến Tháp Tổ, chùa Hoa Yên, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái rồi tới chùa Đồng. Thời gian leo khoảng 6-7 tiếng.
- Đi cáp treo: Ngày nay đã có hệ thống cáp treo ở Yên Tử. Cáp treo Yên Tử có chiều dài 1.2km ở độ cao 450m, là cáp treo hiện đại và dài nhất Việt Nam. Đi cáp treo bạn có thể ngắm trọn vẹn danh thắng Yên Tử từ trên cao. Thời gian cho chuyến đi bằng cáp treo khoảng 4-5 tiếng.


***NHỮNG ĐIỂM THAM QUAN Ở YÊN TỬ

1)  Đền Trình hay là Chùa Trình là điểm thăm đầu tiên khi bạn lên đến Yên Tử

2)  Chùa Giải Oan hay còn gọi là Chùa Hạ là ngôi chùa đầu tiên trong hành trình chinh phục Yên Tử, có cấu trúc hình chữ “đinh”, bao gồm 5 gian và hậu cung. Là nơi thờ các cung nữ, phi tần của vua Trần Nhân Tông. Vì quá yêu vua, các cung nữa lên núi xin vua trở lại triều đình nhưng không được nên các bà đằm mình xuống suối tự vẫn.

3) Tháp Huệ Quang là nơi cất giữ một phần xá lị của vua Trần Nhân Tông. Phần còn lại được thờ ở khu đền Trần tại Nam Định.


4) Chùa Hoa Yên hay còn gọi là chùa Cả, chùa Phù Vân. Là chùa trung tâm, lớn nhất khu di tích Yên Tử, nằm ở độ cao 543m. Khi xưa chùa Hoa Yên là nơi Phật Hoàng giải đạo. Chùa Hoa Yên có nhiều hàng cây tùng cổ xưa, được trồng từ lúc vua Nhân Tông lên tu hành Yên Tử.

5) Chùa một mái là nơi thờ Phật Quan Thế Âm. Ngôi chùa có kiến trúc gồm ba gian, tương ứng với ba bàn thờ. Gồm bàn thờ Tổ, bàn thờ Tam Bảo, bàn thờ hậu phía trong cùng thấp hơn hai ban ngoài. Ở đây lưu giữ huyền thoại về ” dòng sữa” và “đụn gạo”.

6) Chùa Bảo Sái là nơi Phật Hoàng nhập niết bàn.

7) Chùa Vân Tiêu là nơi tu luyện của các vị tăng sỹ.

8) Chùa Đồng là ngôi chùa tọa lạc ở đỉnh cao nhất dãy Yên Tử (1.068m) cao nhất. Đây cũng là ngôi chùa trên đỉnh núi bằng đồng lớn nhất Châu Á.
Khi xưa Phật Hoàng Trần Nhân Tông tới Yên Tử và sau khi Ngài viên tịch đều chưa có. Vào thế kỷ 17, thời hậu Lê, một bà phi của chúa Trịnh phát tâm công đức khởi dựng chùa, làm bằng khung sắt, mái đồng, quy mô nhỏ như một khám thờ; ngoài ra tượng Phật, chuông, khánh bên trong đều được làm bằng đồng. Đến năm Canh Thân 1740 đời vua Lê Cảnh Hưng, bão lớn làm đổ chùa, chỉ còn lại dấu tích các hố chôn cột trên mỏm đá. Năm 1930, chùa Long Hoa có bà Bùi Thị Mỹ đã tái tạo chùa Đồng bằng bê tông cốt thép trên một hòn đá vuông nhằm trúng vị trí chùa Đồng cũ.
Năm 1993, ông Nguyễn Sơn Nam, Việt kiều ở Mỹ, cùng với các Phật tử hải ngoại công đức tái thiết một ngôi chùa bằng đồng dựng bên cạnh ngôi chùa năm 1930, quy mô cũng nhỏ như một khán thờ.
Ngày 03 tháng 6 năm 2006 dưới sự chủ trì của Tiến sĩ Phật học Đại Đức Thích Thanh Quyết (Thượng tọa Thích Thanh Quyết) và Ban Quản lý Dự án chùa Đồng, bằng công đức thập phương trong và ngoài nước đã khởi lễ đúc chùa Đồng theo mẫu thiết kế của kiến trúc sư Trần Quốc Tuấn – Viện Bảo Tồn Di Tích. Chùa được khánh thành vào ngày 30 tháng 01 năm 2007, tọa lạc trên đỉnh non thiêng ở vị trí giữa hai ngôi chùa được xây dựng trước đây.
Ngày nay, chùa đã được đúc bằng đồng nguyên chất với chiều dài 4,6m, chiều rộng 3,6m, cao 3,35m và nặng hơn 70 tấn. Nơi đây như một đài sen thờ đức phật Thích Ca Mâu Ni và ba vị tổ thiền phái Trúc Lâm.

9) An Kỳ Sinh và tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông là bức tượng của một vị tu sĩ hóa đá và bức tượng Phật Hoàng bằng đồng rất lớn.

10) Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử là nơi để tu học của các nhà sư và cư sĩ. Giống như trường đại học, đây không phải nơi thờ cúng nhưng bạn có thể ghé vào tham quan trước khi leo núi.


*** CHUẨN BỊ HÀNH TRANG 

- Quần áo nên mặc những trang phục gọn nhẹ. Mùa đông phải mang thêm áo ấm nhưng phải nhẹ vì bạn phải leo núi nhiều và mệt. Đi Yên tử là nơi đất phật nên ăn mặc kín đáo. Tránh mặc váy, quần sooc, trang phục phản cảm ect…

- Giầy dép: nên đi giày thể thao hoặc giầy leo núi vì bạn sẽ phải leo núi khoảng 6km.

- Đồ đạc: Hạn chế mang quá nhiều đồ, bạn nên mang đồ đơn giản, gọn nhẹ và vật dụng cần thiết. Đừng mang quá nhiều đồ và đồ ăn uống. Bạn dễ dàng mua được đồ ăn nhẹ và thức uống trên đường lên chùa Đồng.

- Tiền: Bạn không nên mang theo quá nhiều tiền, chỉ nên mang số tiền đủ dùng để tránh kẻ gian lợi dụng chốn đông người móc túi.

- Gậy: Bạn nên mua một chiếc gạy tre ở dưới chân núi. Cây gậy sẽ giúp bạn leo đỡ mệt sức và khi bạn xuống núi.


*** CHÙM TOUR LỄ CHÙA

- Chùa Yên Tử - Ba Vàng - 2 Ngày/ 1 Đêm
- Chùa Bái Đính - Tràng An - 1 Ngày
- Chùa Tam Chúc - 1 Ngày