Tổng quan về du lịch Pù Luông

Pù Luông theo tiếng Thái có nghĩa là đỉnh cao nhất của làng. Pù Luông là khu bảo tồn thiên nhiên nằm ở phía Bắc Việt Nam. Thuộc hai huyện Bá Thước và Quan Hóa, nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa. Pù Luông có diện tích rộng hơn 17.600 ha với hệ động thực vật phong phú. Ngày nay, Pù Luông thu hút du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng nhiệt đới, không khí trong lành, cảnh vật thanh bình.
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông nằm ở phía tây bắc tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam, cách thành phố Thanh Hóa 130 km về phía Tây Bắc và cách thành phố Hà nội 160 km về hướng Tây Nam.


*** PHƯƠNG TIỆN ĐI LẠI:

Đi Pù Luông bạn có thể lựa chọn đi xe máy hoặc xe ô tô.

- Nếu bạn khởi hành từ Hà nội, bạn cần đi tới bản Lác, Mai Châu. Sau đó bạn đi theo quốc lộ 15C đến Co Lương, rồi Đông Điểng và đến khu bảo tồn Pù Luông.
- Nếu bạn khởi hành từ Thanh Hóa, bạn đi theo hướng Tây Bắc, men theo đường mòn Hồ Chí Minh, rồi đến thị trấn Cẩm Thủy, rồi đến thị trấn Cành Nàng. Từ đây bạn rẽ phải vào đường 15 C và đi khoảng chục km nữa là tới khu bảo tồn Pù Luông.
Khi trở về từ Pù Luông bạn có thể đi theo quốc lộ 15C và Quốc Lộ 217 qua suối cá thần Cẩm Lương, qua thăm Thành Nhà Hồ. Rồi từ đây men chạy theo đường Hooh Chí Minh về đến ngã tư Xuân Mai (Quốc lộ 6) rồi về Hà Nội.


DU LỊCH PÙ LUÔNG VÀO THÁNG NÀO LÀ ĐẸP NHẤT?

Khí hậu ở Pù Luông khá dễ chịu kể cả giữa mùa hè. Nhưng thời gian đẹp nhất của Pù Luông là từ tháng 9 đến tháng 11 hoặc tháng 2 đến tháng 5. Trong hai tháng này lúa chín vàng trên các thửa ruộng bậc thang bên sườn đồi. Đến thăm Pù Luông vào thời gian này mang đến cho bạn có trải nghiệm những cánh đồng lúa màu vàng. Tất cả sẽ mang tới cho bạn một cảm giác yên bình, thơ mộng và trù phú của mảnh đất nơi đây.
Tháng 5 đầu tháng 8 là dịp bắt đầu vụ lúa mới, những cánh đồng và khu ruộng bậc thang sẽ khoác một lớp áo xanh mướt, vô cùng đẹp mắt và bình yên.


CÁC ĐIỂM THĂM QUAN Ở PÙ LUÔNG 

***Bản Đôn (Xã Thành Lâm)
Bản Đôn thuộc xã Thanh Lâm, huyện Bá Tước. Khoảng 2 năm trở lại đây Banrn Đôn được khách du lịch trong và ngoài nước biết đến. Nơi đây chủ yếu là dân tộc Thái sinh sống. Có khoảng 285 nhân khẩu (80 hộ). Bản Đôn không những có không gian thanh bình và cảnh thiên nhiên hoang sơ mà còn có nhiều đặc sản của dâ bản địa như vịt cỏ, lợn rừng, gà đồi, măng rừng, rau xanh... và sự mến khách của dân địa phương.

***Bản Kho Mường
Bản Kho Mường nằm ở thung lũng sâu trong vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, thuộc xã vùng cao Thành Sơn, huyện Bá Thước. Bản Kho Mường có 60 hộ dân tộc Thái sinh sống, với 230 nhân khẩu. Bản Kho Mường quyến rũ du khách trong và ngoài nước bởi vẻ đẹp tự nhiên nguyên sơ với những thửa ruộng bậc thang, những ngôi nhà sàn người Thái nằm ven sườn núi bên những sát dưới chân núi bên những ruộng lúa, nương ngô, nương sắn. Tất cả tạo cho du khách cảm giác như đang ở chốn bồng lai tiên cảnh.
Đến với bản Kho Mường, du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên, tìm hiểu về văn hóa và phong tục tập quán của dân tộc Thái. Du khách cũng sẽ có cơ hội thưởng thức các món ăn truyền thông mang đậm hương vị của núi rừng như: cơm lam, rựu ngô, nộm hoa chuối rừng, canh rau đắng…


***Hang Kho Mường

Hang Kho Mường hay còn được biết đến với cái tên Hang Dơi Kho Mường. Hang Kho Mường thuộc bản Kho Mường xã Thành Sơn huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam

Hang Kho Mường là một dãy núi đá vôi và cách bản Kho Mường khoảng 2km. Các dãy núi đá vôi của hang vẫn còn giữ nguyên được vẻ hoang sơ. Cửa hang khá rộng, không quá cao với nhiều nhũ đá to xen kẽ với những tảng đá. Những khối nhũ đá vôi được hình thành từ khoảng 250 triệu năm trước làm nên hang động này. Phía trong có nhiều dơi cư trú của ít nhất là 4 loài Dơi, nên mọi người gọi là hang Dơi.
Hang có mối liên hệ với hệ thống sông dưới lòng đất với chiều dài khoảng 2,5 km về phía Bắc và dẫn nước từ Kho Mường qua làng Pốn thuộc xã Lũng Cao. Hệ thống sông suối chảy trong lòng hang là đặc điểm chung được biết tới của các khu vực núi đá Kart, nó tạo ra sự kết nối giữa các thung lũng lòng chảo bằng sự liên kết của các dòng chảy. Đi sâu vào trong hang, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những khối đá, nhũ đá với những hình thù kì lạ như hình người, hình cây, mãnh thú… đủ các màu sắc khác nhau, mờ mờ ảo ảo, tất cả hiện lên vô cùng sống động và đặc sắc. Vào một ngách sâu trong hang còn có một bãi đất trống rất rộng trông như một sân bóng chuyền tự nhiên, đây là một trong những điểm nhấn của hang dơi.

***Bản Hiêu & Thác Hiêu
Thác bản Hiêu thuộc xã Cổ Lũng, cách thị trấn Cành Nàng (Bá Thước) khoảng 25km. Nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (huyện Bá Thước, Thanh Hóa). Bản Hiêu là bản người Thái nằm bên bờ suối Hiêu bắt nguồn từ đỉnh Pù Luông. Bản gồm hơn trăm nóc nhà nằm rải rác dọc hai bên bờ suối. Con suối bắt đầu từ đầu bản đến cuối bản chỉ gần một 1km nhưng có tới 5 thác nước. Mỗi con thác mang một hình thù và vẻ đẹp riêng nhưng người dân gọi chung nhưng thác nước này là “Thác Hiêu” và gọi con suối này là “dòng Hiêu”. Dòng nước từ thác Hiêu chảy ra có nhiều chất đá vôi, tạo nên dòng nước đặc biệt trong xanh, nhưng cũng tạo nên những đông kết giữa nền và đôi bên bờ suối. Nhiều lúc trời mưa to, dòng nước trắng xóa bột đá vôi. Chính đặc tính lạ này đã khiến những cây cối, đồ vật gặp trong dòng chảy đều bị hóa đá.
Phía ngoài chân thác còn có một “hồ bơi” tự nhiên. Sau khi dạo chơi trên thác về, du khách thảo sức đắm mình trong làn nước ở hồ bơi. Làn nước mát và không gian thanh bình sẽ mang lại cho du khách một cảm giác thư thái và bình yên.

***Thác Muốn
Thác Muốn hay còn gọi là Thác Mơ. Thác Muốn thuộc xã Điền Quang - Mường Khô , cách Phố Đoàn khoảng 20km. Thác Muốn năm ở độ cao 500 m so với mực nước biển.Thác được khởi đầu từ trong khe núi đá trên đỉnh núi Muốn với độ cao 300m. Dòng nước chảy vào lòng một thung lũng rộng và ha, rồi từ đó dòng nước chảy xuống sườn núi tạo ra thành nhiều tầng thác kế tiếp nhau như hình bậc thang.
Thác Muốn có 43 tầng thác cao, thấp, lớn, nhỏ khách nhau với toàn đá, nước và cây rừng trùm kín. Dòng nước đổ ra sông Đại Lan và nhập vào dòng sông Mã hùng vĩ. Du khách đến với Thác Muốn có thể trèo lên 43 tầng thác và cảm nhận làn nước trong mát.


***Đỉnh núi Pù Luông
Đỉnh núi Pù Luông cao 1.700 m so với mực nước biển nằm ở Huyện Bá Thước, Tỉnh Thanh Hóa . Pù Luông không chỉ gây ấn tượng với du khách bởi màu xanh bạt ngàn của núi rừng hay là sắc vàng của mùa lú chín mà còn quyến rũ du khách bởi quang cảnh thiên nhiên hùng vĩ, những thác nước trong mát. Từ đỉnh núi bạn sẽ cảm nhận được thiên đường giữa đại ngàn của Pù Luông.
Để trinh phục đỉnh núi bạn cần khoảng 6 đến 8 tiếng (trong điều kiện thời tiết tốt) để leo núi. Đỉnh Pù Luông thật thích hợp với những ai yêu thích cảm giác mạnh, thích đi bộ. Đi xuyên vùng lõi của khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, cắm trại, vui chơi ở bản Đôn, ngắm thác Mây, đi chợ phiên... tận hưởng bầu không khí trong lành ở vùng sơn cước hoang sơ miền Tây Thanh Hóa.
Gác lại những lo toan, bộn bề của cuộc sống. Những khói bụi nơi thành thị xa hoa. Đến Pù Luông để hòa mình vào thiên nhiên, sẽ mang lại cho bạn những phút thư thái của cuộc sống.


ĐẶC SẢN CỦA PÙ LUÔNG

Ẩm thực ở Pù Luông rất đặc trưng với các món ăn của người Thái mang hương vị của núi rừng như cơm lam, măng đắng, nộm hoa chuối rừng, rựu cần, gà đồi, vịt cổ lũng, rau rừng...

***Lợn cỏ nướng
Lợn cỏ hay còn được gọi là lợn cắp nách vốn đã nổi tiếng là đặc sản của nơi núi rừng. Đến Pù Luông bạn sẽ được thưởng thức đặc sản nổi tiếng này theo cách của người Mường. Lợn sau khi được rửa sạch mới được mổ để lấy nội tạng, nhằm để giữ được độ ngọt của thịt. Sau khi lấy nội tạng, thịt được pha thành từng miếng cùng phần lòng, dồi và đem hấp trên bếp củi. Còn phần xương đem nấu với nói chuối rừng. Thịt ba chỉ thái chỉ, ướp gia vị hành, nước mắm rồi quấn lá bưởi bên ngoài và nước trên than hồng. Thịt lợn chín tới, thái lát mỏng bày trên lá chuối. Khi ăn chấm với muối rang và hạt dồi nước dã nhỏ.

***Vịt Cổ Lũng 
Vịt Cổ Lũng là món ăn nổi tiếng ở Pù Luông với xương nhỏ, thịt nhiều nạc, thơm ngon khác với hương vị của các vùng miền khác. Đến với Pù Luông, du khách có thể trải nghiệm bắt vịt và nướng vịt cùng với người dân địa phương. Vịt ở đây có thể chế biến thành nhiều món như luộc, hấp, xào lăn, nướng… nhưng ngon nhất là vịt quay thơm phức, béo giòn. Thịt vịt chín da nâu đỏ, ngọt lịm, thơm quyến rũ du khách.


***Cơm lam
Cơm Lam vốn là đặc sản mang đậm hương vị của núi rừng Tây Bắc. Món ăn vô cùng quen thuộc với bữa ăn hàng ngày của người dân nơi đây. Cơm lam có vị ngọt của gạo nương hạt to, mẩy, trắng, thơm hòa quện với hương thơm của tre, nứa tạo nên hương vị vô cùng hấp dẫn của cơm Lam Pù Luông.

***Canh đắng

Canh đắng là món nhất định bạn phải thử một lần khi đến với vùng đất Pù Luông. Món canh được nấu từ loại lá đắng được bà con hái từ rừng. Khi ăn du khách sẽ cảm nhận được vị đắng mát nơi đầu lưỡi và vị đắng tê tê nơi cổ họng. Vị rau đắng của Pù Luông khác với vị rau đắng của các vùng miền khách ở Việt Nam.

***Măng đắng
Khi mùa xuân tới, mưa phùn rơi là mùa của Măng Đắng. Vào thời điểm này người dân chỉ cần vào rừng và có thể mang về cả gùi măng. Măng đắng là món ăn khá phổ biến của người dân bản địa và họ có thể chế biến nhiều món ăn hấp dẫn. Nhưng hấp dẫn hơn cả phải nói đến món măng đắng chấm muối trộn hạt mắc khén của người dân nơi đây. Nếu không có mắc khén có thể thay bằng mắm tôn, nước mắn pha với đường, tỏi , ớt. Món măng đắng giản dị nhưng ăn mãi không chán.

***Gà đồi
Ở Pù Luông Gà được người dân nuôi thả tự nhiên, chạy rông và ăn thóc nên thịt gà ở Pù Luông sẽ rất thơm và ngọt. Gà đem luộc rồi ăn lúc còn nóng bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt từ xương. Gà được chế biến thành nhiều món như luộc, quay, nướng, xào. Món nào cũng hấp dẫn du khách bởi hương vị thơm, mềm từng thớ thịt và vị ngọt đọng lại nơi đầu lưỡi và cổ họng.

***Nộm hoa chuối rừng
Hương vị đặc trưng của món nộchuối hoa rừng là cái giòn sần sật của hoa chuối với hương nồng của các loại rau thơm. Cùng với đó là chất cay cay của ớt và vị bùi của lạc rang. Tất cả quyện lại với nhau như một bản nhạc đa âm sắc, thưởng thức một lần lại thòm thèm muốn ăn thêm nữa.

***Rượu cần – Đặc sản tại Pù Luông
Rựu cần ở Pù Luông được làm từ men sắn và nước suối nên có hương vị rất riêng. Rựu cần là thức uống không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người Mường và Thái ở Pù Luông. Rựu cần có vị cay cay ngọt ngọt khiến co người uống say lúc nào không hay. Đến với Pù Luông nhâm nhi chén rựu cần và vui múa sạp cùng với người dân bản địa du khách sẽ cảm nhận được nét văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Không chỉ có đồ ăn ở Pù Luông ngon còn có rượu cần cay nồng, đậm đà người xứ Thanh. Rượu cần được làm từ men sắn và nước suối nên có hương vị rất riêng. Tuyệt không lẫn với bất kỳ loại rượu nào khác. Rượu Pù Luông là thức uống không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người Thái và Mường ở Pù Luông. Không chỉ đơn thuần là thứ đồ uống mà rượu cần còn là thứ gắn kết con người nơi đây. Tạo nên những bản tình ca về tình người giữa núi rừng xứ Thanh. Rượu cần có vị cay cay ngọt ngọt khiến người uống say lúc nào không biết. Nhâm nhi chén rượu cần và vui múa cùng các vị khách là nét đẹp văn hóa của người Pù Luông.

Bạn đang có kế hoạch đến với Pù Luông? Thế còn chần chừ gì nữa, hãy THAM KHẢO CÁC TOUR ƯU ĐÃI DU LỊCH PÙ LUÔNG TỪ VNTIME TRAVEL

*** Tham khảo danh sách các Tours du lịch TÂY BẮC  với giá ưu đãi từ VnTime Travel

*** Hà Nội - Pù Luông - 2 Ngày/ 1 Đêm

*** Hà Nội - Mai Châu - Pù Luông - 3 Ngày/ 2 Đêm

*** Hà Nội - Pù Luông - 3 Ngày/ 2 Đêm