Cẩm nang du lịch chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc nằm ở thị trấn Ba Sao và xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Chùa Tam Chúc hay còn gọi là quần thể khu du lịch tâm linh có tổng diện tích 5.100 ha và là ngôi chùa lớn nhất thế giới. Chùa Tam Chúc sở hữu một vị trí vô cùng đắc địa . Phía sau chùa là núi Thất Tinh, phía trước là hồ Lục Nhạc. Trong hồ có 6 hòn đảo nhỏ theo tương truyền chính là 6 chiếc chuông mà ông trời đã ban cho nơi đây. Có thể xem chùa Tam Chúc như là một cầu nối giữa chùa Hương với chùa Bái Đính, Tràng An thuộc tỉnh Ninh Bình.
Thời gian gần đây chùa Tam Chúc trở nên hấp dẫn du khách. Nếu bạn đang có dự định đi du lịch Chùa Tam Chúc, VnTime Travel xin được chia sẻ thông tin hữu ích về chùa Tam Chúc cùng với bạn nhé.


***PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN ĐẾN CHÙA TAM CHÚC 

Chùa Tam Chúc cách thành phố Hà Nội khoảng 70km. Giao thông rất thuận lợi vì thế bạn có thể đi bằng xe máy hoặc bằng ô tô riêng hoặc xe khách. Thời gian di chuyển từ trung tâm Hà nội đến chùa Tam Chúc khoảng 1h5.
Từ Hà Nội bạn đi về huyện hường Tín - Phú Xuyên . Đến nút giao với quốc lộ 1A thì lên Quốc Lộ chạy về Hướng Phủ Lý. Từ thành phố Phủ Lý, theo đường quốc lộ 21 đi khoảng 12 km thì đến hồ Tam Chúc . Chùa Tam Chúc cách khu du lịch Bái Đính 60 km và cách chùa Hương khoảng 10 km.


*** CÁC ĐIỂM THAM QUAN Ở CHÙA TAM CHÚC

Cấu trúc Chùa Tam Chúc gồm có: Đình Tam Chúc, Điện Tam Thế, Điện Pháp Chủ, Điện Quan Âm, Vườn Cột Kinh và Chùa Ngọc.
Từ bãi đỗ xe của khu du lịch, bạn đi qua một khoảng sân rộng, thoáng đãng vào đến nhà khách hay còn gọi là Thủy Đình. Nơi đây là điểm bán vé tham quan (vé du thuyền và vé xe điện). Thủy Đình to rộng được xây dựng theo kiến trúc cổ. Khu bến thuyền nằm phía trong của Thủy Đình với phong cảnh non nước hữu tình. Là địa điểm lý tưởng để chụp ảnh check in.

Nếu bạn đi du thuyền từ Thủy Đình đến Điện Tam Thế mất khoảng 20 phút. Thuyền đi khá chậm, trong lúc thuyền di chuyển bạn có thể thư thái ngắm cảnh núi non. Trên đường đến Điện Tam Thế thuyền sẽ dừng để bạn thăm quan Đình Tam Chúc. Ngôi đình được xây dựng ở giữa hồ. Ở đây có cây cầu dài giữa biển nước xanh rì, là nơi lý tưởng để chụp những bức ảnh đẹp. Sau khi thăm đình Tam Chúc, quý khách quay lại thuyền, thuyền sẽ đưa quý khách cập bến Điện Tam Thế.


Nếu quý khách sử dụng xe điện, thời gian di chuyển mất khoảng 10 phút trên đường đi quý khách có thể ngắm quang cảnh, cây cối, sông nước hai bên đường. Nếu quý khách sử dụng xe điện, quý khách sẽ không có cơ hội ghé thăm Đình Tam Chúc.


Những khu vực chính của chùa Tam Chúc

Đình Tam Chúc nối với chùa Tam Chúc bằng một cây cầu dích dắc bắc ngang qua hồ Lục Ngạn. Trong hồ có 6 hòn đảo nhỏ theo tương truyền chính là 6 chiếc chuông mà ông trời đã ban cho nơi đây. Đây cũng là hồ nước tự nhiên lớn nhất nước ta. Dưới dáy hồ có rất nhiều loài động thực vật thiên nhiên sinh sống.

Đình Tam Chúc là nơi thờ hoàng hậu nhà Đinh tên là Dương Thị Nguyệt.

Từ cổng Tam Quan đến điện Quan Âm, bạn sẽ đi qua 32 cột Kinh. Vườn Cột Kinh được lấy ý tưởng từ cột kinh chùa Nhất Trụ ở cố đô Hoa Lư, Ninh Bình. Cột Kinh được làm từ đá xanh Thanh Hóa, các cột đá được thiết kế với chân cột là đài sen, thân cột hình lục giác, điêu khắc thủ công các lời Phật dạy, đỉnh cột là hình nụ sen. Mỗi cột cao khoảng 13,5m và nặng khoảng 200 tấn.


3 Chính Điện là Điện Tam Thế, Điện Pháp Chủ và Điện Quan Âm. Mỗi điện thờ một vị Phật và mang ý nghĩa riêng. Điểm chung của cả 3 điện là đều có 4 bức phù điêu được tạc thủ công bằng đá lấy từ miệng núi lửa của nước Indonesia.

Trên mỗi bức phù điêu trong Phật Điện đều mang một câu chuyện về cuộc đời Đức Phật. Các Bảo điện được dẫn lối bởi những bậc thang hai bên. Càng lên cao bạn sẽ càng được chiêm ngưỡng cảnh sắc hấp dẫn, những thác nước chảy róc rách được bao quanh bởi những hàng cây xanh cùng nhiều loài hoa.


1) Điện Quan Âm là chính điện đầu tiên bạn thăm khi vào cổng. Điện Quan Âm là nơi thờ Phật nghìn mắt, nghìn tay.


2) Điện Pháp Chủ được thiết kế hai tầng mái cong, có chiều cao 31m và sàn rộng 3.000m. Nơi đây có pho tượng phật Thích Ca bằng đồng nặng 200 tấn lớn nhất Đông Nam Á.


3) Điện Tam Thế là Điện Cuối cùng. Trong điện có Ba pho Tam Thế được làm bằng đồng đen đặt ngay chính điện. Mỗi bức tượng khoảng 80 tấn. Ba pho tượng tượng chưng cho Quá Khứ, Hiện Tại và Tương Lai. Phía sau mỗi bức tượng có một bức phù điêu hình chiếc lá Bồ Đề dát vàng.
Ở sân trước cửa điện Tam Thế có một cây Bồ Đề được chiết từ ‘Cây Bồ Đề Vĩ Đại Cát Tường với 2125 năm tuổi (Jaya Sri Maha Bodhi) ở Thánh tích Mahamegha, Cố đô Anuradhapura – Sri Lanka) do Chủ tịch Quốc Hội Sri Lanka tặng.


Ở sân trước của điện có một vạc đồng đen cao khoảng 4m. Trên các mặt của thân vạc có điêu khắc trích dẫn về thiền sư Nguyễn Minh Không, sư tổ chùa Bái Đính và điêu khắc các danh lam thắng cảnh tâm linh của Việt Nam.


4) Chùa Ngọc được gọi là đàn tế trời tọa lạc trên đỉnh ngọn núi Thất Tinh. Để lên được chùa thì từ Tam Điện chính bạn leo bộ khoảng 200 bậc thang làm bằng đá thì sẽ đến được Chùa Ngọc. Chùa Ngọc có diện tích chỉ 13m2, trong chùa đặt 3 bức tượng phật được làm hoàn toàn bằng đá granit, nhập khẩu từ Ấn Độ và nặng khoảng 2.000 tấn.

- Chùm Tour Lễ Chùa