Hà Giang là một tỉnh nằm ở cực bắc Việt Nam và thuộc vùng Đông Bắc Bộ. Phía Tây giáp với tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Phía Nam giáp với tỉnh Tuyên Quang. Phía Tây giáp với tỉnh Cao Bằng. Phía bắc giáp với Châu tự trị dân tộc Choang và Miêu Văn Sơn thuộc tỉnh Vân Nam và địa cấp thị Bách Sắc thuộc khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.
Hà Giang cách trung tâm Hà Nội 320km. Địa hình của tỉnh Hà Giang khá hiểm trở bởi có nhiều ngon núi đá cao và sông suối. Hà Giang nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm nhưng do địa hình cao nên khí hậu Hà Giang mang nhiều sắc thái ôn đới.
Hà Giang có nhiều núi non hùng vĩ, có đỉnh Chiêu lầu thi cao 2.402m so với mực nước biển và đỉnh Tây Côn Lĩnh cao 2.419m so với mực nước biển. Ngoài ra Hà Giang còn sở hữu nhiều khu rừng nguyên sinh, nhiều loại gỗ quý hiếm, khoảng 1.000 loại cây dược liệu, các động vật như chim công, chim trĩ, tê tê, hổ, chim ect..
***THỜI GIAN NÀO ĐI DU LỊCH HÀ GIANG LÀ ĐẸP NHẤT?
Mỗi mùa Hà Giang mang một nét đẹp tiềm ẩn riêng. Đến với Hà Giang vào mùa xuân du khách sẽ đắm chìm trong sắc hồng trắng của hoa mận. Mùa hạ của Hà Giang luôn khiến du khách xao xuyến mỗi lần ghé thăm. Mùa Đông ở Hà Giang được ngập tràn trong sắc tím của hoa tam giác mạc trải dài trên cao nguyên đá. Hãy cũng khám phá Hà Giang qua mỗi tháng của năm với VnTime Travel nhé:
- Tháng 1 và 2: Mùa xuân là thời gian người dân nơi đây nghỉ ngơi đón năm mới. Có khá nhiều các lễ hội truyền thống như lễ hội chọi trâu, lễ hội mừng thọ của người Tày, lễ hội lồng tồng, lễ hội đấu ngựa…Lễ hội này thu hút đông đảo du khách đến dự.
- Tháng 3: Là thời gian đẹp nhất của Hà Giang bởi khắp nơi tràn ngập sắc hồng phớt của đào rừng. Là tháng của hoa mận nở rộ. Sắc của hoa đào, hoa mận ngập tràn khắp nơi mang đầy sắc xuân, tinh khôi.
- Tháng 4: Được biết đến là thời gian diễn ra chợ tình Khâu Vai. Chợ tình Khâu vai cách thành phố Hà Giang khoảng 200km, nằm trên ngọn đồi uốn lượn mềm mại. Mặc dù chợ tình đã diễn hàng trăm năm nhưng ngày nay vẫn còn giữ được những nét nguyên sơ. Chợ tình chỉ diễn ra vẻn vẹn có 1 ngày. Trong ngày này nam nữ ở khắp nơi đổ về chợ tình để tìm gặp lại người thương xưa để trò chuyện, tâm tình, thậm chí họ có thể qua đêm với nhau. Mọi hoạt động trong ngày này đều được tha thứ. Ngày hôm sau, họ lại trở về nhà và tiếp tục cuộc sống thường nhật với vợ/ chồng hiện tại của họ.
- Tháng 5 và 6: Mùa nước đổ là thời gian người dân ra đồng để chuẩn bị cho vụ mùa mới. Thời gian này Hà Giang quyến rũ du khách bởi những thửa ruộng bậc thang uốn lượn với đủ sắc màu. Những thửa ruộng bậc thang như khoác lên mình một chiếc áo sặc sỡ mà thiên nhiên ban tặng cho.
- Tháng 8 và 9: Mùa lúa chín vàng. Thời gian này những thửa ruộng bậc thang được khoác lên mình một màu vàng óng ả. Cả Tây Bắc được phủ bởi màu vàng trải dài vô tận. Hoàng Su Phì là nơi sở hữu những thửa ruộng bậc thang đẹp nhất Việt Nam. Đứng từ trên cao chiêm ngưỡng thảm vàng óng ả, hít hà hương lúa thơ thoang thoảng hòa quện với mùi của núi rừng sẽ mang tới cho du khách cảm giác thư thái, khoan thai.
- Tháng 10,11: Mùa hoa tam giác mạch. Thời gian này là thời gian nợ rộ của hoa Tam giác Mạch. Các sườn đồi của cao nguyên đá được phủ kín bởi sắc hoa tím hồng của hoa Tam Giác Mạch. Cùng thời điểm với Tam Giác Mạch là hoa cúc cam nở rộ trên khắp các cung đường của cao nguyên đá Hà Giang.
- Tháng 12: Mùa hoa cải vàng rực rỡ.Thời gian là mùa đông, không khí lạnh và màn sương mờ ảo là thời gian cho hoa cải khoe sắc. Sắc vàng của hoa cải hòa quện vào với sương mờ ảo, núi đá hùng vĩ cùng với những ngôi nhà đất truyền thống nhằm tạo nên một khung cảnh khó quên.
***PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN ĐẾN HÀ GIANG
Hà nội cách Hà Giang 320km. Có nhiều phương tiện cho bạn lựa chọn. Nếu bạn khởi hành từ Hà Nội đi Hà Giang. Bạn có thể di chuyển bằng xe ô to riêng, hoặc xe bus hoặc xe máy.
Thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Hà Giang mất khoảng từ 5-6 tiếng (tùy thuộc vào tốc độ của bạn). Quãng đường từ Hà Nội đến Hà Giang cảnh vật bên đường không có gì đặc sắc. Nếu bạn di chuyển bằng phương tiện riêng thì đơn giản. Nếu bạn lựa chọn di chuyển bằng xe bus có hãng xe khởi hành từ trung tâm hà nội đến trung tâm thị trấn Hà Giang. Nếu bạn sử dụng xe khách sẽ khởi hành từ bến xe Mỹ Đình. Giá vẻ khoảng 200.000 VND/ 1 vé. Khi đến thị trấn Hà Giang bạn có thể thuê xe máy tự lái đi khám phá Hà Giang.
** NHỮNG ĐIỂM THAM QUAN NỔI BẬT Ở HÀ GIANG
1. Hoàng Su Phì
Là một huyện biên giới cách thành phố Hà Giang khoảng 46km, nằm ở địa đầu Hà Giang. Hoàng Su Phì không những nổi tiếng bởi những thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ, nhất là vào mùa lúa chín, mà còn bởi sở hữu nhiều di tích, si sản văn hóa được xếp hạng quốc gia. Cảnh quang của Hoàng Su Phì rất nên thơ khi những thửa ruộng bậc thang vào mùa thu hoạch. Ngày nay Hoàng Su Phì thu hút du khách du lịch bởi thửa ruộng bậc thang dài vô tận vào mùa lúa chín hay vào mùa nước đổ.
2. Núi đôi Cô Tiên Quản Bạ và Cổng Trời
Quản Bạ cách thành phố Hà Giang 46km về phía Bắc, vượt qua dốc Bắc Sum bạn tới được cổng trời Quản Bạ. Từ cổng Trời, bạn có thể ngắm trọn thị trấn Tam Sơn với khí hậu mát mẻ quanh năm và chiêm ngưỡng núi đôi Cô Tiên quyến rũ như bộ ngực của nàng tiên đang say giấc trong thung lũng. Núi Đôi như một tuyệt tác độc nhất vô nhị mà thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất Hà Giang.
3. Rừng thông Yên Minh
Rừng thông Yên Minh nằm cách thành phố Hà Giang khoảng 100km về phía Đông Bắc, đường 4C chạy từ Cán Tỷ lên tới trung tâm phố huyện ngang qua ba xã: Bạch Đích, Na Khê, Lao Và Chải. Con đường Yên Minh với rừng thông mọc khắp lưng chừng trời được ví như “Đà Lạt ở Đông Bắc Tổ Quốc”. Hãy dừng chân ở rừng thông Yên Minh để cảm nhận thông reo đùa trong gió, xào xạc hương rừng.
4. Nhà của Pao
Nhà của Pao là một ngôi nhà cổ thuộc làng văn hóa du lịch Lũng Cẩm, Sủng Là. Ngôi nhà là “tứ đại đồng đường” của một gia đình người Mông vốn nổi tiếng từ nhiều năm trước. Giữa cao nguyên đá khô cằn, “nhà của Pao” như một bức tranh thu nhỏ về cuộc sống đồng bào Mông với vẹn nguyên nét đẹp huyền bí và quyến rũ.
5. Thị trấn Phó Bảng
Thị trấn Phó Bảng nằm sâu bên trong thung lũng cao nguyên đá, nơi bốn bề là núi. Thị trấn trồng nhiều hoa hồng, hồng Phó Bảng nhỏ nhưng sắc thắm, hoa được đưa bán về thành phố Hà Giang mỗi ngày. Giữa cao nguyên đá trơ trụi, những bông hoa hồng tỏa hương thơm dìu dịu níu chân người du khách.
6. Cột cờ Lũng Cú
Cột cờ Lũng Cú là một cột cờ quốc gia nằm ở đỉnh Lũng Cú hay còn gọi là đỉnh núi Rồng (Long Sơn) có độ cao khoảng 1.470 m so với mực nước biển, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, nơi điểm cực Bắc của Việt Nam. Từ bãi đỗ xe giữa lưng chừng núi, du khách chinh phục 286 bậc đá lên độ cao 1700m, đặt chân lên đỉnh Lũng Cú, đứng dưới lá cờ đỏ sao vàng bay trong gió.
7. Phố cổ Đồng Văn
Phố cổ Đồng Văn nằm ở thị trấn Đồng Văn, Hà Giang, chợ Đồng Văn xây bằng đá trong những năm 1920 gần như còn nguyên vẹn đến ngày nay. Phố Cổ là điểm đến không thể bỏ qua khi tới du lịch Hà Giang bởi sức hút của phố Cổ nằm ở những mái ngói âm dương cổ kính từ những ngôi nhà cổ, ở phiên chợ cuối tuần đông đúc nhộn nhịp mang đậm bản sắc văn hóa vùng cao, ở những chiếc đèn lồng rực rỡ treo trong phố, bởi rượu ngô nồng hơi men, bởi Đồn Cao- nơi có thể phóng tầm mắt nhìn bao quát cả thị trấn Đồng Văn…Phố Cổ vừa tình vừa thơ làm nao lòng bao du khách.
8. Dinh Vua Mèo
Khu dinh thự của vua Mèo hay còn được gọi là Nhà Vương tọa lạc trong một thung lũng thuộc địa bàn xã Xà Phìn, huyện Đồng Văn, Hà Giang. Dinh Vua Mèo với hai hàng sa mộc cao vút ở lối vào được xây dựng từ đầu thế kỷ 20, mô phỏng theo kiến trúc Trung Quốc (đời Mãn Thanh) với những đường cong, nét lượn, trạm trổ tinh xảo.
9. Đèo Mã Pí Lèng – Sông Nho Quế
Mã Pì Lèng là tên gọi của cung đường đèo hiểm trở thuộc Hà Giang, dài khoảng 20 km, nằm trên con đường Hạnh Phúc nối liền thành phố Hà Giang, huyện Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc. Mã Pì Lèng gọi theo tiếng Quan Hỏa chỉ “sống mũi con ngựa” theo nghĩa đen, nói rộng ra miêu tả sự hiểm trở của đỉnh núi, nơi dốc cao đến mức con ngựa đi qua phải tắt thở, hoặc đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa. Con đường đèo uốn lượn qua những vách núi, vượt qua đỉnh Mã Pì Lèng ở độ cao 2000 mét, dưới chân là vực sâu sông Nho Quế như sợi chỉ mỏng manh bốn mùa xanh màu ngọc bích.
10. Chợ phiên Hà Giang
Chợ phiên được diễn ra thường xuyên, thời gian tính theo từng địa điểm, đây là phiên chợ đông đúc, tập nập buôn bán nhiều hàng hóa khác nhau của các dân tộc miền núi. Muốn hiểu được bản sắc văn hóa, lối sống của người sơn cước, bạn hãy ghé thăm một phiên chợ để cảm nhận được trọn vẹn.
11. Động Én
Động Én thuộc huyện Yên Minh, cách thành phố Hà Giang khoảng 60km. Động Én vẫn còn hoang sơ với những khối nhũ đá mang hình thú kì lạ. Đây là một điểm du lịch thu hút khách tham quan lui tới.
12. Dốc Bắc Sum
Dốc Bắc Sum ( thuộc xã Minh Tân, Vị Xuyên) là một con dốc hùng vĩ của Hà Giang được nhiều người ví như đèo Pha Đin của vùng đất cao nguyên đá. Dốc uốn lượn dài vài cây số, nhìn từ trên cao, dốc như đường gấp khúc mềm mại nằm giữa cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, kì bí
*** CÁC MÓN ĂN ĐẶC SẮC Ở HÀ GIANG
1. Trâu gác bếp
Thịt trâu gác bếp là món ăn của người Thái đen rất nổi tiếng vùng Tây Bắc, đặc biệt là ở Hà Giang. Nguyên liệu chính làm thịt trâu gác bếp là bắp của trâu hoặc bò được nuôi thả ở vùng đồi núi (nên thịt chắc, dai và có mùi vị đặc trưng). Người ta thái dọc thớ cho dài, tẩm ướp các loại gia vị như gừng, muối, ớt, hạt mắc kén (tiêu rừng). Sau đó, đem móc các dải thịt vào thanh sắt, hun khói từ củi rừng và gác bếp trong hai tháng cho ngấm gia vị. Đến khi khối thịt ám khói đen và khô lại là được. Thịt trâu gác bếp dùng để nhắm rựu, ăn vặt và chế biến nhiều món khác nữa. Vị cay cay của ớt trộn với vị cay nóng của gừng và thơm thơm của mắc khén tạo nên hương vị đặc trưng của thịt trâu khô.
2. Lợn cắp nách
Lợn cắp nách là đặc sản của Hà Giang. Chúng được chăn thả tự nhiên, tự kiếm thức ăn rừng nên hương vị của thịt lợn rất dai và đặc trưng. Vì con lợn nhỏ nên thường được đặt vào những chiếc giỏ và khoác bên vai nên người ta gọi là lợn cắp nách. Đến với vùng cao vào những ngày phiên chợ du khách sẽ thấy lợn cắp nách được bán ở các góc chợ.
3. Thắng dền
Thắng dền được làm vào mùa đông, giống như bánh trôi tàu của người đồng bằng. Gạo làm bánh là gạo nếp ở Yên Minh, gạo được ngâm 8 tiếng rồi mang đi xay, nặn thành những viên nhỏ như đầu ngón tay cái và luộc đến chín. Nước dùng được làm từ đường hoa mai, gừng, dừa với các pha chế riêng của từng người. Đến cao nguyên đá Hà Giang vào nhưng ngày mùa đông. Dừng chân bên đường và thưởng thức một bát thắng dền sẽ làm du khách ấm lòng trong cái giá rét của vùng cao nguyên đá.
4. Bánh tam giác mạch
Hà Giang nổi tiếng với cách đồng hoa tam giác mạch vào mỗi dịp cuối năm. Sắc tím của hoa tam giác mạch phủ kín các sườn đồi. Hoa Tam Giác Mạc không chỉ khoe sắc mà còn là loại cây lương thực làm nên những chiếc bánh mang đậm hương vị Tây Bắc.
Từ hạt của hoa, sau khi phơi khô người ta xay thành bột, trộn với nước rồi đóng vào khuân. Loại bánh này ngon nhất khi hấp, có hương vị bùi, béo ngậy, ngọt và có sắc tím của loài hoa Tam Giác Mạch.
5. Cháo ấu tẩu
Cháo Ấu Tẩu là món rất đặc trưng của Hà Giang. Món cháo có vị đắng của trái ấu tẩu, có vị ngọt và béo ngậy. Nó thực sực là khó ăn với những người thưởng thức lần đầu. Trước đây món cháo ấu tẩu là bài thuốc dân gian của đồng bào dân tộc Mông. Sau này, người Hà Giang đã chế biến thêm gia vị để hài hòa và nó trở thành món đặc sản của vùng đất này.
6. Rêu nướng
Rêu là một món đặc sản Hà Giang mà du khách nhất định phải thử một lần khi đến Hà Giang. Người dân chọn những bãi rêu lớn, đem về vò đập thật kỹ. Sau đó thái tơi đem ướp với gia vị như mùi tàu, xả, lá hẹ, hạt dổi, muối, mì chính …sau đó trộn đều rồi cho lên bếp than nướng. Rêu có thể chế biến thành nhiều món nhưng món hấp dẫn nhất là rêu nướng trên bếp than.
Vì rêu không phải mọc quanh năm, nên vào mùa rêu người dân thường lấy rêu về phơi khô và gác bếp dùng ăn dần.
7. Phở chua
Phở chua là món ăn dân dã của người dân địa phương. Bánh phở tươi được ăn cùng với thịt lợn rán, vịt quay, lạp xưởng hay xúc xích và thêm các loại rau thơm như tỏi, hung, đu đủ. Nước dùng của món phở này có vị chua ngọt rất đặc trưng.
8. Bánh cuốn Hà Giang
Bánh cuốn Hà Giang rất khác với bánh cuốn đồng bằng. Bánh cuốn không chấm cùng nước mắm mà dùng với nước xương nóng và ăn kèm với trứng.
9. Cơm lam Bắc Mê
Cơm lam vốn là món ăn rất nổi tiếng của vùng cao và là món ăn phổ biến cho du khách. Cơm lam Bắc Mê cho vào ống tre và nướng khoảng một giờ trên than hồng là có thể thưởng thức được. Khi cơm chín, dùng dao để chẻ bỏ phần vỏ ngoài chỉ để lại phần vỏ mòng bên trong là đưa lên mâm cơm được. Khúc cơm quyện theo hương thơm của gạo, vị thơm của tre và hương khói ngai ngái.
10. Cam sành Bắc Quang
Cam sành Bác Quang là loại cây cho sản lượng lớn, dễ trồng , giá thành rẻ, ngọt và mọng nước nên rất hấp dẫn du khách. Cam sành được trồng nhiều ở huyện Quang Bình và Vị Xuyên. Loại cam này quả to, tròn, vỏ sần sùi, màu xanh và mọng nước. Vì có cùi dày nên loại cam này có thể để được khoảng 20 ngày.
***MUA GÌ VỀ LÀM QUÀ KHI ĐI DU LỊCH HÀ GIANG
1. Thịt Trâu
2. Bánh Tam Giác Mạch
3. Cam Hà Giang
4. Rựu Ngô là một sản phẩm của người dân tộc H’mong. Rượu được nấu từ hạt ngô trồng trên núi đá và men lá truyền thống. Rựu có vị ngọt và thơm của ngô.
5. Chè San Tuyết :
Hà Giang là vùng đất chè Shan tuyết lâu đời nhất Việt Nam. Chè Shan có lá to, búp và lá non có nhiều lông trắng như tuyết. Sinh trưởng khỏe, chịu ẩm, lạnh tốt cho năng suất cao và chất lượng tốt. Loại chè này được đánh giá ngon hơn các loại chè ở nơi khác nên rất được nhiều người ưa chuộng.
6. Mật Ong Bạc Hà
Mật ong Bạc Hà được coi là một loại đặc sản của Hà Giang. Loại mật ong này có vị ngọt dịu, thơm hòa quện với mùi hương bạc hà thanh mát. Rất đặc trưng của vùng cao nguyên Hà Giang.
7. Táo mèo: Táo mèo được bán rất nhiều ở các phiên chợ ở Hà Giang. Đây là loại táo quả nhỏ, giòn, hơi chua pha lẫn chút chát. Du khách có thưởng thức các quả táo mèo tươi chín thơm nức, hay mua về ngâm cùng rượu. Rượu ngâm từ táo mèo chính là một vị thuốc chữa bệnh cao huyết áp hiệu quả.
8. Hồng Không Hạt
Hồng không hạt được trồng khá phổ biến ở Quảng Bạ nên người ta còn gọi là hồng Quản Bạ. Hồng khi chín có màu đỏ tươi, bùi và ngọt. Thức quả này luôn được khách lựa chọn mua về làm quà cho người thân.
- Cẩm Nang Du Lịch Hoàng Su Phì
- Tour Hà Giang
- Tour Tây Bắc