Theo quan niệm của người Việt Nam thì vào ngày 23 tháng Chạp (Âm Lịch) là ngày Táo Quân cưỡi cá chép bay về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về những việc gia chủ đã làm trong 1 năm vừa qua. Và Táo Quân sẽ quay lại hạ giới vào đêm Giao Thừ để tiếp tục công việc coi bếp lửa của mình.
Phong tục thờ cúng Táo Quân của Việt Nam không phải là một hủ tục mê tín dị đoan mà đó là một tín ngưỡng văn hóa dân gian. Tín ngưỡng này giầu ý nghĩa nhân văn, hướng con người tích cực làm việc tốt và sống lương thiện.
*** Nguồn gốc của ngày 23 tháng Chạp
Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được người Việt chuyển hóa thành sự tích hai ông - một bà là vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.
Từ sự tích Hai Ông – Một Bà người dân Việt đã ngưỡng mộ lòng chung thủy của Ông Táo và thờ cúng Ông Táo với hy vọng Táo Quân sẽ giúp họ giữ “bếp lửa” trong gia đình luôn ấm và hạnh phuc.
Với quan niệm là ông Táo quanh năm ở trong bếp và biết hết mọi chuyện tốt – xấu của gia đình. Nên để cho Vua bếp phù hộ cho gia đình sang năm gặp nhiều điều may mắn, nên người Việt đã làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Ngọc Hoàng.
*** Ý Nghĩa
Ông Táo (Táo quân hay Thổ Công) là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ, ông là vị thần quyết định sự may, rủi, phúc họa của cả gia chủ, bên cạnh đó ông còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình gia chủ. Vì vậy tục cúng ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sau đó mới đến ý nghĩa thờ "thần Bếp" chuyên cai quản việc bếp núc.
Ông Táo về trời sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Cá chép là phương tiện để ông Táo cưỡi về trời.(Nhiều người không khỏi thắc mắc là tại sao lại cúng cá chép? Trong tiềm thức dân gian Cá chép sẽ hóa thành rồng và sau đó rồng sẽ bay được lên trời. Vì thế cá chép là phương tiện duy nhất giúp Táo quân lên trời). Theo quan niệm, cá chép phải được thả trước giờ Ngọ (12h trưa ngày 23 tháng Chạp) mới kịp lên thiên đình. Nhiều gia đình thường lựa chọn sông, suối, hồ nước gần nhà để thả cá.
*** Lễ Vật
Lễ vật cúng ông Táo gồm: mũ ông Công ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Chiếc mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn; mũ dành cho Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyến màu sắc sặc sỡ. Hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi, ba bộ mũ áo, hia hài Táo Quân cùng tiền vàng. Người Việt còn cúng cá chép để các ông, bà Táo có phương tiện về chầu trời. Ở miền Bắc người ta cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước.
*** Tết Nguyên Đán là gì?
*** 15 phong tục truyền thống trong dịp Tết cổ truyền của người Việt