Dân tộc người Tày

Người Tày là một trong 54 dân tộc ở Việt Nam. Người Tày thuộc hệ ngôn ngữ Thái-Kadai sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi thấp phía bắc Việt Nam Trước đây, người Tày hay được gọi là người Thổ nhưng ngày nay tên này được dùng để chỉ một dân tộc khác. Người Tày có dân số đông thứ 2 ở Việt Nam sau dân tộc Kinh và họ có quan hệ gần gũi với người Nùng và người Choang của Trung Quốc.


Người Tày sinh sống chủ yếu ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Gần đây, một bộ phần người Tày di cư vào sống tại các tỉnh Tây Nguyên như Lâm Đồng, Đắk Lắk. Bản người Tày thường ở chân núi hay ven suối. Tên bản thường được gọi theo tên đồi núi, sông hay đồng ruộng. Mỗi bản có khoảng 15 – 20 nóc nhà. Bản nào lớn sẽ chia ra thành nhiều xóm nhỏ.

***Trang phục của người Tày là mặc các bộ trang phục có màu chàm.
Hôn nhân gia đình - Gia đình người Tày thường quý con rể hơn và có quy định rõ ràng trong quan hệ giữa các thành viên trong nhà. Vợ chồng yêu thương nhau, ít ly hôn. Ở rể là một tục lệ bất thành văn với người Tày.


***Âm nhạc - Hát then, hát lượn, hát sli được dùng vào các mục đính sinh hoạt khác nhau, các thể loại dân ca nổi tiếng của người Tày. Bộ nhạc cụ như Đàn tính, Lúc lắc. Đàn tính là loại nhạc cụ có mặt trong tất cả những sinh hoạt văn hoá tinh thần của người Tày, như linh hồn trong nghệ thuật dân ca dân vũ Tày. Bao đời nay đàn tính có vai trò như một phương tiện giao tiếp mang đậm bản sắc.

***Nhà ở - Những nhà truyền thống thường của người Tày là nhà sàn. Nhà đất mái lợp cỏ gianh và một số vùng giáp biên giới có loại nhà phòng thủ. Trong nhà phân biệt phòng nam ở ngoài, nữ ở trong buồng. Phổ biến là loại nhà đất 3 gian, 2 mái (không có chái), tường trình đất hoặc thưng phên nứa, gỗ xung quanh, mái lợp cỏ tranh, ngói âm dương hoặc tấm Prôximăng. Bố trí mặt bằng sinh hoạt được quy định thống nhất qua từng vị trí trong ngôi nhà. Người Tày sống định cư, quây quần thành từng bản chừng 15 đến 20 hộ, có quan hệ gần gũi với người Nùng và với người Choang (Trung Quốc).


***Tín ngưỡng - Người Tày thờ tổ tiên và bái vật giáo. Bàn thờ tổ tiên của người Tày đặt chính giữa nhà và làm thành một không gian riêng và được cung kính hết mực. Khách và phụ nữ trong nhà chửa đẻ không được phép ngồi hay nằm trên ghế, giường trước bàn thờ. Trong tôn giáo của người Tày, ngày tảo mộ ngày lễ quan trọng nhất của người tày thường là những ngày cuối tháng chạp âm lịch.

- Các Dân Tộc Tây Bắc
- Dân tộc người Mường
- Dân tộc người Thái
- Dân tộc người Dao
- Dân tộc người  H'mông