Dân tộc người Thái có 2 ngành chính: Tày Khao (Thái Trắng) và Tày Đăm (Thái Đen). Ngoài ra còn có vài nhóm nhỏ như: Tày Mười, Tày Thanh (Man Thanh), Hàng Tổng (Tày Mường), Pu Thay, Thổ Ðà Bắc. Người Thái cư trú chủ yếu ở các thung lũng và ven các con sông, suối thuộc miền Tây Bắc Việt Nam (Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Nghệ An.) trên 1.200 năm. Là con cháu người Thái di cư từ vùng đất thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Người Thái có ngôn ngữ và chữ viết riêng. Họ bảo tồn những kho sách Thái cổ ghi lại lịch sử dân tộc, những bản thiên tình ca. Nhóm ngôn ngữ Tày – Thái.
***Ðặc điểm kinh tế
Nghề chính là trồng lúa nước là nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp. Người Thái cũng làm nương để trồng lúa, hoa màu và nhiều thứ cây khác. Từng gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm, đan lát, dệt vải, một số nơi làm đồ gốm... Sản phẩm nổi tiếng của người Thái là vải thổ cẩm, với những hoa văn độc đáo, màu sắc rực rỡ, bền đẹp. Ngoài ra, người Thái có nhiều kinh nghiệm đắp phai, đào mương, dựng con, bắc máng lấy nước làm ruộng.
***Hôn nhân gia đình
Người Thái có tục ở rể, vài năm sau, khi đôi vợ chồng đã có con mới về ở bên nhà chồng.
***Tục lệ ma chay
Ðồng bào quan niệm, chết là tiếp tục "sống" ở thế giới bên kia. Vì vậy, đám ma là lễ tiễn người chết về "mường trời".
***Văn hóa
Thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, ca dao... là những vốn quý báu của văn học cổ truyền người Thái. Những tác phẩm thơ ca nổi tiếng của đồng bào Thái là: "Xống chụ xon xao", "Khun Lú, Nàng Ưửa". Người Thái sớm có chữ viết nên nhiều vốn cổ (văn học, luật lệ, dân ca) được ghi chép lại trên giấy bản và lá cây. Ðồng bào rất thích ca hát, đặc biệt là khắp. Khắp là lối ngâm thơ hoặc hát theo lời thơ, có thể đệm đàn và múa. Nhiều điệu múa như múa xòe, múa sạp đã được trình diễn trên sân khấu trong và ngoài nước, hấp dẫn đông đảo khán giả. Hạn khuống, ném còn là hai đặc trưng văn hóa nổi tiếng của người Thái.
***Nhà cửa
Nhà của người Thái Trắng và Thái Đen có những nét đặc trưng riêng.
Nhà của Thái đen gần giống với nhà của cư dân Môn – khơ me. Nóc hình mai rùa, chỏm đầu đốc có khau cút với nhiều kiểu khác nhau. Hai gian hồi để trống và có lan can bao quanh. Khung cửa ra vào và cửa sổ có nhiều hình thức trang trí khác nhau. Cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt của nhà Thái Ðen khá độc đáo: các gian đều có tên riêng. Trên mặt sàn được chia thành hai phần : một phần dành làm nơi ngủ của các thành viên trong gia đình, một nửa dành cho bếp và còn là nơi để tiếp khách nam.
- Nhà của thái Trắng gần giống với nhà Tày – Nùng.
Bộ khung nhà Thái có hai kiểu cơ bản là khứ tháng và Khay điêng. Vì khay điêng là vì khứ kháng được mở rộng bằng cách thêm hai cột nữa. Kiểu vì này dần gần lại với kiểu vì nhà người Tày - Nùng.
***Trang phục
Có nhiều nhóm địa phương với những phong cách trang phục khác nhau.
+ Trang phục nam
Thường nhật, trong sinh hoạt và lao động, nam giới người Thái mặc áo cánh ngắn, xẻ ngực, quần xẻ dũng. Aáo là loại cổ tròn, không cầu vai, hai túi dưới và trước cài cúc vải hoặc xương. Ðặc điểm của áo cánh nam giới người Thái khu Tây Bắc không phải là lối cắt may (vì cơ bản giống ngắn nam Tày, Nùng, Kinh...) mà là ở màu sắc đa dạng của loại vải cổ truyền của cộng đồng sáng tạo nên: không chỉ có màu chàm, trắng mà còn có màu cà phê sữa, hay dật các vuông bằng các sợi màu đỏ, xanh, cà phê... Trong các ngày lễ, tết họ mặc loại áo dài xẻ nách phải màu chàm, đầu quấn khăn đi guốc. Trong tang lễ họ mặc nhiều loại áo sặc sỡ, tương phản màu sắc với ngày thường với lối cắt may dài, thụng, không lượn nách với các loại: xẻ ngực, xẻ nách, chui đầu.
Mấy chục năm gần đây, nam giới người Thái mặc âu phục khá phổ biến
+ Trang phục nữ
Trang phục nữ Thái chia làm 2 loại phân biệt khá rõ theo hai ngành Thái Tây Bắc là Thái trắng (Táy khao) và Thái đen (Táy đăm):
+ Thái trắng: Thường nhật, phụ nữ Thái trắng mặc áo cánh ngắn (xửa cóm), váy màu đen không trang trí hoa văn. Aáo thường là màu sáng, trắng, cài cúc bạc tạo hình bướm, ve, ong... Cái khác xửa cóm Thái đen là cổ áo hình chữ V. Thân áo ngắn hơn áo cánh người Kinh, tạo dáng ôm chặt lấy thân, khi mặc cho vào trong cạp váy. Váy là loại váy kín (ống), màu đen, phía trong gấu đáp vải đỏ. Khi mặc xửa cóm và váy chị em còn tấm choàng ra ngoài được trang trí nhiều màu. Khăn đội đầu không có hoa văn mà chỉ là băng vải chàm dài trên dưới 2 mét... Trong các dịp lễ tết họ mặc áo dài màu đen. Ðây là loại áo dàu thụng thân thẳng, không lượn nách, được trang trí bằng vải 'khít' ở giữa thân có tua vải phủ từ vai xuống ngực, nách áo trang trí theo lối đáp hai mảng hoa văn trong bố cục hình tam giác. Phụ nữ chưa chồng búi tóc sau gáy, có chồng búi trên đỉnh đầu. Họ có loại nón rộng vành.
+ Thái đen: Thường nhật phụ nữ Thái đen mặc áo ngắn (xửa cóm) màu tối (chàm hoặc đen), cổ áo khác Thái trắng là loại cổ tròn, đứng. Ðầu đội khăn 'piêu' thêu hoa văn nhiều mô-típ trang tri mang phong cách từng mường. Váy là loại giống phụ nữ Thái trắng đã nói ở trên. Lối để tóc có chồng và chưa chồng cũng giống ngành Thái trắng. Trong lễ, tết áo dài Thái đen đa dạng với các loại xẻ nách, chui đầu, trang trí phong phú đa dạng về màu và màu mà mô-típ hơn Thái trắng.
Khác biệt giữa Thái Đen và Thái Trắng
Những đặc điểm nhận dạng dân tộc Thái trắng và Thái đen ở miền Tây Bắc tỉnh Sơn La được phân biệt với các nhóm khác chủ yếu ở áo quần của phụ nữ. Nhìn chung, phụ nữ Thái trắng mặc áo màu trắng và có cổ hình chữ V ở phía trước. Khăn đội đầu có màu trắng trơn để phân biệt với phụ nữ Thái đen, khăn đội đầu của Thái đen có trang trí công phu hơn. Phụ nữ Thái trắng mặc váy quấn, đen trơn và có thắt lưng làm bằng cốt tông hoặc tơ tằm màu xanh hoặc màu tím nhạt.
Túi đeo vai của người Thái trắng khác với Thái đen, nó được làm bằng cốt tông trắng và pha lẫn những đường kẻ xọc màu tối hệp. Ở các tỉnh Sơn La và Yên Bái, phụ nữ Thái trẵng cũng mặc váy quấn giống như phụ nữ Thái đen. Váy dài, có màu xanh chàm đậm hoặc đen với cạp quấn màu trắng, màu xanh hoặc màu đỏ. Áo tương đối ngắn, đôi khi họ lại để hở một khoảng giữa váy và áo. Váy quấn của phụ nữ Thái trắng ở phía nam có ba đoạn: Cạp váy hay còn gọi là phần phía trên ngực, phần chính của cơ thể và đường viền. Hoa văn rất khác nhau.
***Tín ngưỡng.
Thuyết duy linh (Thờ phượng thần linh) và thờ cúng tổ tiên là hệ thống tín ngưỡng cơ bản, thậm chí đối với cả những người theo đạo phật. Thái trắng thờ nhiều thần và vật thể khác nhau, và họ cũng tin rằng con người ta có “nhiều linh hồn đơn lẻ”. Họ tổ chức rất nhiều lễ để “gọi về” các linh hồn vì họ tin rằng chính những linh hồn đó sẽ củng cố nhân cách của mỗi một cá nhân. Họ tin vào những linh hồn của những người quá cố, một thế giới tự nhiên, thế giới chính trị và nhiều nơi khác nhau.
Trung tâm của hệ thống tín ngưỡng là Pi, khái niệm của người Thái nghĩa là không nhìn thấy, những thế lực vô hình và đặc biệt là con người. Pi có mối quan hệ trực tiếp với con người những người không có khả năng làm giống như Pi. Pi có những thế lực huyền bí và siêu nhiên có thể điều khiển được đời sống tinh thần của một cá thể và cả một cộng đồng. Thái chia Pi ra làm 2 cấp bậc. Đứng đầu là các vị thần Pi, cao nhất là Then Lương là các vị thông thường là nhân từ nhưng cũng dễ mang tai hoạ đến cho người ta nếu như các vị này bị xúc phạm. Những linh của Pi còn gọi là ma là những thế lực làm hại mình, chính những thế lực này gây ra những sự tổn hại và những sự bất hạnh. Đối với người Thái, họ phân biệt chủ yếu là Pi di (Thần linh) và Pi hai (Hồn ma).
“Hệ thống của Pi được phân chia theo các cấp bậc nghiêm khắc và lĩnh vực phạm vi quyền hạn cụ thể: Các vị thần ở Mường Pha vĩnh viễn ngự trị ở trên trời . . . trong khi đó Pi tự nhiên thì lại có mặt ở khắp mọi nơi, trong những khu rừng, cánh đồng lúa, trong nhà, mường, bản. Nhưng một Pi nào đó như Pi tổ tiên của các gia đính bè đảng lại thường ở trong hong huon (Bàn thờ trong nhà) để bảo vệ con cháu. Pi Mường (Thần huyện), Pi bản (Thần bản) có mặt ở một số nơi dưới quyền hạn của nó.
Một người phụ nữ Thái khi về nhà chồng được phép xây bàn thờ tổ tiên riêng để thờ lạy cha mẹ của cô ta đã qua đời. Người phụ nữ ấy chỉ giới hạn thờ cúng thế hệ thứ nhất trở lên. Những nghi lễ cơ bản về thờ cúng ông bà tổ tiên trong gia đình do người chồng hướng dẫn.
Trong quá khứ (Có lẽ ngay cả hiện tại), người đàn ông như thường lệ đeo vòng xuyến bằng bạc, họ coi đó như là chiếc bùa bảo vệ họ khỏi ốm đau. Tuy nhiên, họ cũng thay vòng bạc bằng một sợi dây đẻ thuận lợi hơn cho họ khi làm việc. Trẻ con cũng đeo xuyến để bảo vệ khỏi bị đau ốm do thần ma quỷ gây ra.
***Thức ăn.
Thức ăn chính của người Thái trắng là gạo nếp phụ thêm với các loại rau, thịt gà, thịt lợn, thịt bò và cá. Đồ uống bao gồm nước, trà, rượu. Người ta ăn bằng tay và thìa thay vì sử dụng đũa. Tuy nhiên, ít nhất là đối với người Thái trắng ở Mai Châu họ có dùng đũa.
***Cấu trúc xã hội.
Xã hội truyền thống của người Thái do các vua phong kiến cai trị rất là có tôn ti trật tự, họ làm chủ những vùng đất chiếm hữu rất rộng của nhửng người thôn bản. Chữ viết của họ dựa trên tiếng Phạn là một tài sản thừa kế văn chương cách đây năm thế kỷ, bao gồm cả những áng văn thơ mang tính thiên sử thi, lịch sử và một nền văn học dân gian giàu có. Người Thái cũng nổi tiếng với tiết mục nhảy độc nhất vô nhị và hàng dệt gấm kim tuyến trang trí hoa, chim chóc và rồng. Những sản phẩm này có bán sẵn ở các chợ thôn bản.
Khi còn trẻ phụ nữ đã học cách dệt và thiêu, thậm chí họ còn chuẩn bị một bộ chăn để làm của hồi môn. Nhà của người Thái vẫn còn xây dựng trên cột kiểu nhà sàn, khung gỗ hoặc là tre, dường như là kiến trúc có khác nhau giữa các vùng.
Người Thái trắng đặc biệt lịch sự, lễ phép và hiếu khách. Trể em được dạy đõ phải kính trọng những người bậc trên. Bậc trên thường là phụ thuộc vào tuổi tác nhưng nó cũng liên quan đến nghề nghiệp và sự giàu sang. Gia đình là hạt nhân của xã hội Thái trắng. Ở các làng nông thôn, các gia đình sống gần nhau. Đó là gia đình phụ quyền có vợ chồng sống hoà thuận với nhau. Thái trắng được phân biệt theo sự phân chia lao động công bằng cho cả hai giới. Cả nam và nữ đều cấy cày, trồng trọt, bắt cá, nấu nướng, chăm sóc con cái, lau nhà cửa và giặt giũ quần áo.
“Truyền thống chính trị và cấu trúc xã hội của người Thái đen và trắng bản chất là phong kiến. Nó tập trung vào Mường, có thể nói là một nước có ông Hoàng cai trị. Mỗi Mường có vài bản (Cũng đánh vần là “bahn”). Có 5 phạm trù xã hội chính. Trên hết là những người trị vì mang tính cha truyền con nối ở tại mường, gọi là phia tao. Dưới họ là một số người đáng chú ý, họ quản lý các bản của Mường, cung cấp lao động khổ sai (Kuong) và thu thuế (Nguot). Sau đó là tầng lớp thầy tu (mot lao hay mo chang). Có khoảng 10 cấp bậc thầy tu. Một trong những nhiệm vụ của họ là trong những buổi lễ trước công chúng họ phải thuật lại nguồn gốc giới qúy tộc địa phương và lịch sử sự di cư của người Thái đến Mường. Dưới những tầng lớp cao này là phần lớn những người cư trú của Mường là những người bình dân. Cuối cùng là những người giúp việc những người này phần lớn là Mon-Khmer.
- Các Dân Tộc Tây Bắc
- Dân tộc người H'mông
- Dân tộc người Dao
- Dân tộc người Tày
- Dân tộc người Mường