Dân tộc H'Mông được coi là một thành viên quan trọng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Người Mông bao gồm nhiều ngành: Mông Hoa, Mông Đen, Mông Trắng. Do tập quán là dân du mục nên người Mông cư trú ở các tỉnh miền núi phía Bắc dọc theo biên giới Việt - Trung và Việt - Lào từ Lạng Sơn đến Nghệ An. Tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc Đông và tây bắc Việt Nam như: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La...
Dân tộc Mông ở Việt Nam vẫn có quan hệ với các cư dân đồng tộc ở các nước khác, đặc biệt là những địa bàn sát biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc và Lào.
Các tài liệu khoa học, cũng như các truyền thuyết đều cho biết rằng người Mông là tộc người di cư vào Việt Nam sớm nhất khoảng 300 năm và muộn nhất là 100 năm về trước.
Tiếng Mông là một ngôn ngữ không có chữ viết. Năm 1961 phương án chữ Mông theo tự dạng Latin đã được chính phủ Việt Nam phê chuẩn (cụ thể bộ chữ được xây dựng theo ngữ âm ngành Mông Lềnh Sa Pa — Lào Cai) có bổ sung thêm một số âm vị của các ngành Mông khác, gồm 59 phụ âm (có 3 âm vị phụ âm của ngành Mông Đơư và Mông Sua), 28 vần và 8 thanh. Vào thập niên 1970, phong trào học chữ Mông phát triển khá mạnh ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam, nơi có nhiều người Mông sinh sống. Nhưng đến nay với nhiều nguyên nhân khác nhau mà tình hình học chữ Mông đã không còn phát triển như trước kia nữa.
Ẩm thực
Người Mông từ bao đời sống trên những triền núi cao và xa của đất Tây Bắc. Đồng bào Mông đã tạo dựng cho mình một vốn văn hóa mang đậm bản sắc các dân tộc. Sức hấp dẫn và vị đậm đà của những món ẩm thực đã dậy lên sự ấm áp và nét độc đáo về cuộc sống của đồng bào nơi đây. Ẩm thực của đồng bào Mông Tây Bắc được “chiết xuất” từ trong chính cuộc mưu sinh đầy gian khó và tự hào của những con người bền gan, vững chí quanh năm đối mặt với những khó khăn khắc nghiệt của thời tiết. Ngày nay, người Mông có 8 món ăn đặc sản hấp dẫn du khách trong và ngoài nước: Thắng cố, Mèn mén, Rượu ngô, Ớt nướng, Phở chua Bắc Hà, Bánh ngô, Bánh láo khoải, Bánh giày.
Tục cưới hỏi
Người con trai phải biết về sáo H'Mông, Khèn H'Mông. Vào các đêm thổi trước cửa nhà cô gái. Nếu điệu sáo hay điệu khèn thu hút được lòng cô gái thì cô gái sẽ đi ra trò chuyện. Vào các ngày lễ hội để mong được người bạn gái để ý đến, người con trai cũng thể hiện làn điệu nhạc để thu hút bạn gái.
Nếu người bạn gái đồng ý thì hẹn bạn trai làm một thủ tục Bắt vợ. Theo tục bắt vợ của người Mông, sau ba ngày bắt được vợ, người con trai phải cùng bố mẹ đẻ đem lễ vật gồm thịt lợn, thịt gà, rượu sang nhà gái để tạ ơn và làm vía thành hôn đồng ý cho hai người lấy nhau. Sau khi làm vía, người con trai phải cùng vợ ngủ lại nhà gái một đêm rồi sáng mai mới được về sớm. Bắt được vợ rồi thì hai người có thể về chung sống với nhau đến lúc nào có điều kiện kinh tế khá giả thì mới tổ chức đám cưới, thậm chí có những đôi ở với nhau có con rồi cưới.
Ngày nay thủ tục này có phần thay đổi khác tiến bộ hơn, biến đổi giống người Kinh. Người con gái tìm hiểu kỹ hơn, tự do lựa chọn người bạn đời.
hầu như hiện tại tất cả dân tộc mông đặc biệt là giới trẻ đều sử dụng chung ngôn ngữ viết mông để giao tiếp trong nước cũng như nước ngoài để thống nhất ngôn ngữ chung cho dân tộc mông "hmoob".
Trang phục:
Trang phục chon am giới là quần vải đen ống rộng, áo vải đen, đầu đội khăn. Trang phục của phụ nữ Mông mỗi nhóm thì có sự khác biệt rõ ràng. Phụ nữ nhóm Mông trắng mặc váy vải lanh trắng. Nhóm Mông hoa mặc váy thêu chỉ đủ sắc màu. Nhóm Mông đen mặc váy đen thêu hoa văn chân váy. Trang sức làm bằng bạc, đồng, gồm: Khuyên tai, vòng cổ, vòng tay, bộ xà tích và nhẫn. Phụ nữ Mông, từ tuổi thơ đến trưởng thành đều được cha mẹ, các anh chị dạy se lanh, dệt vải, thêu hoa váy, áo, thắt lưng, khăn… nên tự may trang phục của mình.
Văn hóa:
Người Mông biết sử dụng nhiều loại nhạc cụ, như: Khèn, sáo, đàn môi, kéo nhị, khèn lá. Âm thanh nhạc cụ dân tộc Mông vừa mượt mà như nước suối đầu nguồn, vừa hùng vĩ như thác ghềnh, như núi non. Âm hưởng trữ tình ấy làm đắm say hồn người, là niềm tự hào của đồng bào dân tộc Mông.
Cây khèn không chỉ là nhạc cụ mà trở thành một biểu tượng gắn liền với dân tộc Mông. Tiếng khèn có âm thanh chất chứa nỗi lòng, là tiếng của núi rừng, bước chân nhẹ nhàng của loài thú, tiếng vỗ cánh mãnh liệt của loài chim, réo rắt suối nguồn ào ạt thác đổ khi mưa về. Khèn thổi khi đi nương, đi chợ, lấy củi… Chồng thổi khèn đi trước, vợ địu lu cở theo sau. Khèn thổi lúc đi chơi cùng bạn bè, khi nhàn rỗi. Đám ma, lễ hội cũng không thể thiếu khèn.
Ngoài khèn, người Mông còn chế tạo trống bằng gỗ bọc da. Sáo lưới và sáo hơi chế tạo từ cây trúc, lưỡi gà bằng đồng, gang. Đàn môi sử dụng đồng, gang có lưỡi gà, tạo âm thanh hòa quyện cùng tiếng hát giao duyên để nam, nữ gọi bạn. Quả pao khâu bằng vải để thanh niên ném chơi trong ngày lễ hội, Tết cổ truyền. Cù quay thì làm bằng gỗ cứng…
Dân tộc Mông có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết giữa các dòng họ, giữa cộng đồng của dân tộc, tính cố kết dân tộc rất mạnh mẽ. Các dòng họ cũng tự đặt ra quy ước bỏ các phong tục tập quán lạc hậu, phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc. Lễ hội Gầu tào (chơi núi) của dân tộc Mông hiện nay được các cơ quan hữu quan chú trọng phục dựng vào dịp Xuân mới để giữ gìn truyền thống văn hóa của dân tộc, động viên tinh thần của đồng bào. Ngoài phần lễ, phần hội có tổ chức các trò chơi: Giã bánh giầy, múa khèn, thổi sáo, thổi đàn môi, thi trình diễn trang phục dân tộc, ném pao, kéo co, đẩy gậy, hát múa dân gian…
H'mông Đen
H'mông Hoa
Dân ca người Mông là những bài hát do Nhân dân tự sáng tác và lưu truyền trong dân gian bao đời nay về các nội dung: Giao duyên, nghi lễ, than thân. Các bài ca có phần lời ca, âm nhạc và cả nghệ thuật diễn xướng.
Văn học dân gian người Mông gồm nhiều loại hình: Truyện cổ tích, thần thoại, các bài dân ca, tục ngữ… Trong đó, thần thoại kể về các nhân vật anh hùng, giải thích nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên sinh ra. Truyện cổ tích kể về động vật, thân phận mồ côi, sự tích lịch sử chống giặc ngoại xâm và về sinh hoạt xã hội. Tục ngữ thì phản ánh về kinh nghiệm sản xuất của Nhân dân, mối quan hệ xã hội của cộng đồng, phản ánh những việc tốt, phê phán việc xấu để giữ vững phẩm chất đạo đức lối sống của con người. Một số câu tục ngữ rất thú vị, như: “Không được nói, khèn nghe thấy khèn gẫy/ Trống nghe thấy trống thủng”, “Vợ chồng yêu nhau ngọt như mật ong/ Ghét nhau thì cay như quả ớt”...
- Các Dân Tộc Tây Bắc
- Dân tộc người Mường
- Dân tộc người Thái
- Dân tộc người Dao
- Dân tộc người Tày